Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae) gây ra. Trước đây, bạch hầu là một bệnh lý khá phổ biến trong cộng đồng, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người, nhờ có chương trình tiêm chủng mở rộng nên bệnh đã được kiểm soát. Tuy nhiên, thời gian gần đây, bệnh tái nổi ở một số địa phương.
Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Theo dõi bài viết để biết triệu chứng bệnh bạch hầu, phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh.
Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh bạch hầu thường bắt đầu từ 2 đến 5 ngày sau khi một người bị nhiễm bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
Ở một số người, nhiễm vi khuẩn bạch hầu chỉ gây bệnh nhẹ - hoặc không có dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng nào cả.
Bệnh bạch hầu do trực khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae) gây ra. Vi khuẩn này có thể tồn tại trong môi trường trong thời gian dài, nhưng chỉ gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể người. Bệnh bạch hầu có thể lây lan qua:
Những người mang vi khuẩn bạch hầu mặc dù không có biểu hiện bất kỳ triệu chứng bệnh bạch hầu vẫn có thể lây nhiễm cho những người chưa tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu.
Bệnh bạch hầu có thể dẫn đến biến chứng ở một số cơ quan:
Các bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh bạch hầu ở người bị đau họng với màng màu xám (giả mạc) bao phủ amidan và cổ họng. Sự phát triển của vi khuẩn C. diphtheriae trong môi trường nuôi cấy mẫu vật từ màng họng trong phòng thí nghiệm khẳng định chẩn đoán.
Các bác sĩ cũng có thể lấy mẫu mô từ vết thương bị nhiễm trùng và xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để kiểm tra loại bệnh bạch hầu ảnh hưởng đến da.
Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh bạch hầu, việc điều trị sẽ bắt đầu ngay lập tức, ngay cả trước khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn. Trước tiên, các bác sĩ phải đảm bảo rằng đường thở không bị tắc nghẽn. Trong một số trường hợp, có thể cần đặt ống thở vào cổ họng bệnh nhân để giữ cho đường thở thông thoáng cho đến khi đường thở bớt viêm hơn.
Nếu tiếp xúc với người bị bệnh bạch hầu, hãy đến gặp bác sĩ để xét nghiệm và điều trị bệnh bạch hầu. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để giúp ngăn ngừa bệnh phát triển. Bạn cũng có thể cần tiêm nhắc lại vắc xin phòng bệnh bạch hầu.
Hiện nay, bệnh bạch hầu có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng vắc-xin. Vắc-xin bạch hầu được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên, nhắc lại mũi thứ 2 khi trẻ được 12-15 tháng tuổi, mũi thứ 3 khi trẻ được 4-6 tuổi và mũi nhắc lại tiếp theo khi trẻ 10-14 tuổi.
Ngoài ra, cần thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để hạn chế lây lan bệnh bạch hầu, bao gồm:
Bệnh bạch hầu là một căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, thông qua việc hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả. Đặc biệt, việc khám và điều trị sớm với các bác sĩ sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng và hiệu quả.