Bệnh đau đầu ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện, và cách điều trị

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 02/08/2017 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Đau đầu ở trẻ có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm, cha mẹ không nên xem thường mà cần quan tâm đến các triệu chứng đau đầu của con để đưa con đi khám ngay khi cần thiết.

Bệnh đau đầu ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện, và cách điều trị
Đau đầu ở trẻ hiện đang có xu hướng gia tăng (Ảnh minh họa: fickr.com)

Đau đầu ở trẻ hiện đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên.

Những cơn đau đầu có thể thoáng qua hoặc lặp đi lặp lại, có thể là đơn thuần nhưng có nhiều trường hợp biểu hiện của một căn bệnh nguy hiểm.

Không ít phụ huynh phải đưa con đi khám với các bác sĩ Thần kinh nhi vì trẻ bị đau đàu nghiêm trọng.

Cẩn thận với hiện tượng đau đầu ở trẻ em

Bệnh đau đầu ở trẻ đang có xu hướng ngày một gia tăng, đặc biệt là trẻ đang ở độ tuổi vị thành niên.

Trẻ bị đau đầu là tình trạng không hiếm gặp nhưng nhiều bé còn rất nhỏ, chưa biết cách thể hiện hoặc mô tả triệu chứng đau đầu cho cha mẹ biết. 

Cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan khi trẻ kêu đau đầu mà cần hết sức quan tâm và lưu ý đến các triệu chứng đi kèm. Cha mẹ nên hỏi con hoặc kiểm tra bé để biết:

  • Đau ở vùng nào, đau khi nào, đau bao nhiêu lâu? 
  • Có đau họng, đau răng, đau tai hay không?
  • Có chảy máu cam, chảy máu chân răng hay không?
  • Có biểu hiện thay đổi trên da như xuất huyết, sung huyết, nổi mẩn đỏ không?
  • Khi đi học con có thấy nhức mỏi mắt, mờ mắt, khó nhìn bảng không?
  • Đo nhiệt độ cho con để biết bé có bị sốt hay không?

Nếu trẻ bị đau đầu kèm nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác chưa rõ nguyên nhân, cha mẹ nên đưa con đi khám ngay tại các bệnh viện, phòng khám uy tín.

Để thuận tiện và an toàn hơn trong thời điểm dịch bệnh Covid-19, cha mẹ nên cho con khám với các bác sĩ Thần kinh nhi từ xa trước để các bác sĩ có thể chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị đau đầu cho trẻ tại nhà.

Nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu ở trẻ em, trong đó có:

  • Do viêm đường hô hấp, đặc biệt là viêm đường hô hấp trên: viêm mũi, viêm họng, hầu, thanh quản, xoang, viêm tai giữa,…
  • Do bệnh ở thần kinh trung ương như: viêm não, u não, não úng thủy, tăng áp lực sọ não.
  • Do bệnh ở răng: sâu răng, viêm quanh răng, áp-xe chân răng,...
  • Do một số bệnh ở mắt như: cận thị, loạn thị, viễn thị chưa dùng kính hỗ trợ hoặc dùng kính không phù hợp với mắt, viêm nhiễm ở mắt, viêm kết mạc, viêm tuyến lệ cấp,...
  • Do căng thẳng: áp lực học tập, áp lực điểm số, lo lắng thái quá, bất hòa trong cuộc sống gia đình,..
  • Do rối loạn vận mạch (hội chứng Migraine) như: ảnh hưởng đến trẻ do các bệnh hen suyễn, dị ứng, béo phì và trầm cảm.
  • Do dị dạng mạch máu (động mạch, tĩnh mạch)
  • Đối với một số trẻ lớn có thể đau đầu do sử dụng cà phê thường xuyên hoặc giai đoạn đầu của cai nghiện cà phê
Đau đầu ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em - Ảnh: Pixabay 

Biểu hiện đau đầu ở trẻ em

Ở trẻ có 2 loại đau đầu điển hình nhất là: đau đầu cấp tính và đau đầu tái diễn (tái phát).

Đau đầu cấp tính ở trẻ nhỏ thường xuất phát từ các bệnh mang tính chất cấp tính như: viêm họng cấp, viêm amidan cấp, viêm tai cấp, viêm xoang cấp hoặc một số bệnh như sốt xuất huyết, viêm não, màng não.

Biểu hiện hay gặp nhất là sốt và đau đầu (sốt có thể chỉ sốt nhẹ nhưng đôi khi sốt cao hoặc rất cao). Tùy từng trường hợp một số triệu chứng có thể đi kèm như: buồn nôn, nôn vọt, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, bị mờ mắt hoặc liệt,...

Đau đầu tái diễn lặp đi lặp lại nhiều lần, điển hình nhất là đau nửa đầu. Đau nửa đầu có thể hai bên hoặc chỉ một bên ở trán, 2 thái dương (hoặc chỉ một bên thái dương).

Triệu chứng đau đầu tái diễn ở trẻ em điển hình là hội chứng Migraine. Hội chứng đau nửa đầu Migraine ở trẻ có các biểu hiện như:

  • Trẻ bị đau nửa đầu từng cơn, đau nhiều lần dữ dội hoặc đau âm ỉ, kéo dài suốt ngày đêm
  • Nôn, buồn nôn
  • Sợ tiếng ồn, tiếng hò reo
  • Sợ ánh sáng
  • Đau bụng

Đau nửa đầu có thể gặp ở cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để cho cha mẹ biết nên thường có biểu hiện quấy khóc khi bị đau nửa đầu.

Xem thêm video:

  • Những điều cần biết về đau đầu ở trẻ - Vì sức khỏe người Việt
  • Thời lượng: 6 phút 13 giây

Khi nào cần đưa trẻ đi khám đau đầu?

Nếu tình trạng đau đầu ở trẻ không thường xuyên và có thể tự biến mất thì cha mẹ không cần lo lắng quá nhiều. Cha mẹ cần theo dõi các biểu hiện đau đầu ở trẻ để biết khi nào cần đưa con đi khám.

Nếu cơn đau đầu xuất hiện liên tục, tần suất cao khiến trẻ không thể ngủ ngon, ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập của trẻ thì trẻ cần phải được khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi hoặc chuyên khoa Thần kinh nhi để biết được nguyên nhân và cách điều trị.

Xét nghiệm và chẩn đoán đau đầu ở trẻ em

Xét nghiệm máu, quét hình ảnh và đánh giá khác đôi khi cần thiết để xác định chẩn đoán hoặc loại trừ các bệnh khác có thể gây ra đau đầu. Các xét nghiệm này có thể bao gồm:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Chọc dò tủy sống thắt lưng
  • Tâm lý đánh giá

Cách chữa đau đầu ở trẻ em

Quá trình điều trị đau đầu ở trẻ em còn phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần số đau đầu và nguyên nhân gây đau đầu.

  • Nếu trẻ đau đầu do căng thẳng, stress, mắc chứng đau căng đầu thì cần được nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý
  • Sử dụng thuốc điều trị đau đầu ở trẻ em
  • Trẻ gặp các vấn đề về tâm thần kinh, trẻ bị trầm cảm, rối loạn lo âu có thể áp dụng các liệu pháp các bài tập thở, yoga, thiền, phục hồi sinh học hoặc liệu pháp nhận thức - hành vi,...

Lưu ý:

Vì trẻ em khác với người lớn nên việc dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc gặp khó khăn hay sự cố nào cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa.

Cha mẹ không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị đau đầu cho trẻ vì có thể dẫn đến những tác dụng phụ của thuốc.

Thông thường các bác sĩ sẽ kết hợp điều trị với thuốc kết hợp với liệu pháp hành vi (thư giãn, giảm căng thẳng).

Cách chữa bệnh đau đầu ở trẻ em
Yoga giúp trẻ giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi và chữa đau đầu - Ảnh: Pixabay

Phòng bệnh đau đầu ở trẻ em

Các bậc phụ huynh có thể tự phòng ngừa triệu chứng đau đầu cho con em mình bằng cách:

  • Khuyến khích trẻ tập luyện và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để tránh căng thẳng, mệt mỏi
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, uống nhiều nước, tránh đồ chứa caffein
  • Tránh tạo áp lực khiến trẻ căng thẳng, lo âu, stress
  • Hướng dẫn con tập luyện các bài tập giúp thư giãn, thở sâu, giảm căng thẳng
  • Cho con nghe băng đĩa, CD nhẹ nhàng, thư thái hoặc đọc truyện cho bé nghe
  • Xoa bóp vai và phần sau cổ cho trẻ, chườm đá vào các vị trí đau

Khám và điều trị ở đâu tốt

Khi trẻ sốt, quấy khóc, kêu đau đầu thường xuyên, liên tục trong thời gian dài không rõ nguyên nhân, các bậc phụ huynh hãy nhanh chóng đưa con em mình đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa nhi để khám và điều trị.

Nhiều cha mẹ còn chủ quan, vì bận rộn nên chưa sắp xếp thời gian đi đưa con đi khám ngay khiến bệnh tình của trẻ thêm nghiêm trọng.

Ngoài ra, khi giai đoạn dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, nhiều phụ huynh e ngại khi đưa con đi khám tại các bệnh viện đông đúc vì có nguy cơ lây nhiễm cao.

Trong các trường hợp đó, cha mẹ có thể lựa chọn cho con thăm khám với bác sĩ Nhi từ xa. Bác sĩ sẽ chẩn đoán, tư vấn phương pháp điều trị và phòng ngừa đau đầu ở trẻ thông qua Video, cha mẹ không cần đưa bé đến trực tiếp các bệnh viện, phòng khám nếu không cần thiết.

Xem thêm bài viết:

Trên đây là những thông tin BookingCare chia sẻ về bệnh đau đầu ở trẻ em. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh, cha mẹ.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. http://www.dieutri.vn/treem/25-4-2011/s314/nhuc-dau-o-tre-em.htm
2. http://suckhoedoisong.vn/can-than-khi-be-dau-dau-n49949.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/