Trước khi vắc xin được phát triển, bệnh ho gà là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng tử vong cao. Hiện nay, ho gà chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh chưa được tiêm phòng cũng như thanh thiếu niên và người lớn bị suy giảm miễn dịch.
Trong bài viết này cùng tìm hiểu các thông tin tổng hợp về bệnh ho gà: nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng bệnh ho gà,...
Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella Pertussis gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất và có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Ho gà là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan cao. Cách thức lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từ mũi, họng khi bệnh nhân ho, hắt hơi. Do vậy nên phát hiện và điều trị sớm để hạn chế sự lây lan.
Người nhà chăm sóc cho người bệnh cũng cần thực hiện các biện pháp phòng chống cần thiết như tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ niêm mạch mũi họng của người bệnh, rửa tay thường xuyên,...
Khi nhiễm bệnh ho gà, phải mất khoảng 7 đến 10 ngày các dấu hiệu và triệu chứng mới xuất hiện, đôi khi có thể lâu hơn. Các dấu hiệu đầu tiên của bệnh ho gà tương tự như cảm lạnh, chẳng hạn như sổ mũi và đau họng, sốt nhẹ (hiếm gặp sốt cao),...
Sau khoảng một tuần, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng:
Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ ho kèm theo 1 trong các dấu hiệu dưới đây:
Đặc biệt nếu trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nếu có các triệu chứng ho gà cần được thăm khám sớm, nếu không có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Cách điều trị bệnh ho gà tùy thuộc vào độ tuổi người bệnh và thời gian nhiễm bệnh.
Ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi bị ho gà có nhiều khả năng gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn bao gồm:
Tử vong liên quan đến bệnh ho gà rất hiếm nhưng thường xảy ra nhất ở trẻ sơ sinh. Đó là lý do tại sao việc tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà cho phụ nữ mang thai là rất quan trọng.
Bên cạnh đối tượng trẻ sơ sinh, bệnh ho gà ít nghiêm trọng hơn ở trẻ lớn và người lớn nhưng những cơn ho rũ rượu, ho nhiều có thể gây ra các vấn đề như:
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh ho gà là tiêm vắc xin ho gà. Loại vắc xin này thường được tiêm kết hợp với vắc xin chống lại hai bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng khác là bạch hầu và uốn ván. Để hiệu quả cha mẹ cần cho trẻ tiêm vắc xin đủ liều và đúng lịch, thường vào thời điểm lúc 2, 4, 6 tháng, chủng ngừa lại vào thời điểm 15 - 18 tháng và 4 - 6 tuổi.
Tác dụng phụ của vắc xin thường nhẹ, có thể bao gồm sốt, trẻ cáu kỉnh, mệt mỏi hoặc đau nhức tại chỗ tiêm.
Với đối tượng thanh thiếu niên, vì khả năng miễn dịch từ vắc xin ho gà có xu hướng suy yếu ở tuổi 11 nên các bác sĩ khuyên nên tiêm nhắc lại ở độ tuổi đó để bảo vệ khỏi bệnh ho gà, bạch hầu và uốn ván.
Với người lớn, một số loại vắc xin kết hợp phòng chống ho gà và uốn ván, bạch hầu 10 năm tiêm một lần cũng bao gồm khả năng bảo vệ chống lại bệnh ho gà. Vắc xin này cũng làm giảm nguy cơ lây truyền bệnh ho gà sang trẻ sơ sinh.
Với phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên tiêm vắc xin ho gà từ tuần thứ 27 đến 36 của thai kỳ. Điều này mang lại sự bảo vệ nhất định cho trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời.
Những người đã bị ho gà có khả năng miễn dịch tự nhiên, có tác dụng bảo vệ với nguy cơ nhiễm bệnh ho gà trong tương lai. Tuy nhiên đã mắc ho gà không mang lại sự bảo vệ suốt đời. CDC khuyến nghị tiêm vắc xin ho gà ngay cả khi bạn đã mắc bệnh trước đó, vì khả năng miễn dịch tự nhiên mất dần và không mang lại sự bảo vệ suốt đời.
Bệnh ho gà có thể phòng ngừa được đến 90% thông qua việc tiêm vắc xin, vì vậy để bảo vệ sức khỏe trẻ em và người thân, nên thực hiện việc tiêm vắc xin đủ liều và đúng lịch. Nên theo dõi các dấu hiệu của trẻ để kịp thời đi khám và điều trị.