Bệnh lao kháng thuốc: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Lao kháng thuốc: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Lao kháng thuốc: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị - Ảnh: BookingCare

Bệnh lao kháng thuốc: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tác giả: - Xuất bản: 20/01/2024 - Cập nhật lần cuối: 20/01/2024
Lao kháng thuốc là một dạng bệnh lao phổi phức tạp và khó điều trị hơn nhiều lần so với lao phổi thông thường. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin ngắn gọn, hữu ích về căn bệnh này.

Lao phổi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tốc độ lây lan nhanh trong cộng đồng. Nếu không điều trị hiệu quả, vi khuẩn lao không những không bị tiêu diệt mà còn tiến hóa thành chủng mới có khả năng kháng thuốc cực kì phức tạp.

Nguyên nhân gây bệnh lao kháng thuốc

Thông thường, người mắc bệnh lao có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng cách phối hợp sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau như: Rifampicin, Pyrazynamide, lsoniazide ,  Streptomycin và Ethambutol. 

Năm loại thuốc này được gọi là thuốc kháng lao hàng thứ nhất. Thông thường vi khuẩn lao sẽ bị tiêu diệt bởi các thuốc kháng lao hàng thứ nhất này. 

Trong một số trường hợp bệnh lao phổi không được điều trị đúng cách, vi khuẩn lao có thể thay đổi cấu trúc và phát triển thành một chủngmới mạnh hơn và không bị tiêu diệt bởi những loại thuốc điều trị trước đó. 

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng vi khuẩn lao kháng thuốc:

  • Người bệnh không tuân thủ điều trị, không uống thuốc đúng cách - đầy đủ - đều đặn.
  • Lỗi do bác sĩ điều trị kê sai đơn thuốc hoặc kê loại thuốc chưa phù hợp, hướng dẫn sử dụng thuốc chưa đúng cách, sai liều lượng hoặc thời gian dùng thuốc,...
  • Thuốc điều trị kém chất lượng
  • Thuốc điều trị thích hợp không có sẵn nên người bệnh được chỉ định dùng thuốc thay thế nhưng lại không đủ hiệu quả để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn lao.
  • Mắc bệnh lao kháng thuốc do tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh lao kháng thuốc, dNgười bệnh lao điều trị lâu ngày không khỏi, điều trị lại nhiều lần sau khi ngắt quãng điều trị cũng có nguy cơ cao bị lao kháng thuốc.

Các triệu chứng thường gặp ở người bệnh lao kháng thuốc

Triệu chứng của lao kháng thuốc không có nhiều khác biệt so với biểu hiện bệnh lao thông thường. Một số triệu chứng thường gặp phổ biến bao gồm: mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, sốt cao thường xuyên, đổ mồ hôi đêm, đau thắt ngực, ho ra máu,... 

Người có nguy cơ cao mắc bệnh lao kháng thuốc là thường là những người  đã điều trị lao phổi đủ thời gian nhưng bệnh vẫn không khỏi hoàn toàn, xét nghiệm đờm nhận được kết quả vi khuẩn lao vẫn tồn tại. 

Điều trị lao phổi kháng thuốc bằng cách nào?

Việc điều trị và chữa khỏi bệnh lao kháng thuốc là một quá trình dài, khó khăn và phức tạp đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên trì, lạc quan và tích cực điều trị.

Nếu không kiểm soát bệnh tốt, người bệnh có thể gặp nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.

Trước tiên, để có thể xác định chính xác loại thuốc lao phổi bị kháng, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm mẫu đờm của người bệnh để kiểm tra và phân tích bước ban đầu:

  • Mẫu đờm của người bệnh sẽ được đặt trong môi trường có nhiệt độ phù hợp trong phòng thí nghiệm để vi khuẩn lao kháng thuốc có thể phát triển, sau đó sẽ được thêm vào các loại thuốc kháng lao.
  • Sau khoảng 2 đến 3 tháng, kết quả sẽ cho biết vi khuẩn lao này có thể bị tiêu diệt bởi loại thuốc kháng lao nào và đề kháng với loại thuốc kháng lao nào.

Khi người bệnh đã được xác định là mắc bệnh lao kháng thuốc (kháng ít nhất một trong 5 thuốc kháng lao hàng thứ nhất streptomycin, Rifampicin, Pyrazynamide, lsoniazide và Ethambutol), người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thay thế thuốc đã bị kháng bằng một hoặc nhiều thuốc trong nhóm thuốc kháng lao hàng thứ hai (như Kanamycin, Cycloserin, Ethionamid, PAS, Pluoroquinilones...). 

Sử dụng các loại thuốc kháng lao thứ hai này thường có nhiều tác dụng phụ không mong muốn hơn so với các loại thuốc kháng lao thứ nhất, điển hình như: mất khẩu vị, buồn nôn, viêm gan, viêm thần kinh, rối loạn tâm thần hoặc trầm cảm, suy thận...

Thời gian điều trị cũng kéo dài lâu hơn so với thuốc kháng lao thứ nhất; trung bình từ 18 đến 24 tháng. Thời gian điều trị tuy dài nhưng khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn chỉ đạt khoảng 50 - 60%.

Nếu người bệnh lao không tuân thủ điều trị và vẫn tiếp tục sử dụng thuốc không hiệu quả, khả năng chữa khỏi bệnh sẽ càng giảm đi, thậm chí có thể không còn loại thuốc nào để điều trị.

Phòng ngừa bệnh lao kháng thuốc

Cách quan trọng nhất để phòng ngừa lao kháng thuốc là ngăn cho chúng không xuất hiện bằng mọi giá khi bạn đã được chẩn đoán là mắc bệnh lao. Dưới đây là một số lưu ý ngăn ngừa lao kháng thuốc mà mọi người cần biết:

  • Điều trị bệnh lao theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, nghiêm túc thực hiện để tiêu diệt vi khuẩn lao sớm nhất nhằm  phòng xuất hiện chủng lao kháng thuốc.
  • Người bị bệnh lao tuyệt đối không được ngừng sử dụng thuốc giữa chừng vì điều này rất dễ dẫn đến lao kháng thuốc.
  • Người khỏe mạnh và cả người bệnh lao nên hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh lao kháng thuốc, có những biện pháp phòng hộ khi giao tiếp.
  • Điều quan trọng không kém đó là: kiểm tra sức khỏe ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường. Người bị bệnh lao dùng thuốc điều trị tại nhà vẫn phải  thăm khám định kì để được theo dõi tình hình thường xuyên.

Trên đây là một số thông tin cơ bản nhất về bệnh lao kháng thuốc. Nếu bạn có người thân hoặc bạn bè đang bị bệnh lao, hãy giải thích, động viên và khuyến khích người bệnh tích cực điều trị để giảm thiểu rủi ro gặp phải căn bệnh lao kháng thuốc này. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết