Rối loạn lưỡng cực là một trong những bệnh rối loạn tâm thần thường gặp. Bệnh đặc trưng bởi hai trạng thái cảm xúc trái ngược nhau là trầm cảm và hưng cảm.
Ngoài những yếu tố di truyền, nội tiết tố thì yếu tố môi trường sống như căng thẳng, lạm dụng, tổn thất hoặc trải nghiệm đau thương đáng kể khác có thể đóng một vai trò trong rối loạn lưỡng cực.
Rối loạn lưỡng cực - đôi khi được gọi là rối loạn hưng - trầm cảm có liên quan với thay đổi tâm trạng phạm vi từ mức thấp của trầm cảm đến mức cao của hưng cảm.
Khi trở nên chán nản, có thể cảm thấy buồn hoặc tuyệt vọng và mất hứng thú, niềm vui trong hầu hết các hoạt động. Khi tâm trạng thay đổi theo một hướng khác, có thể cảm thấy phấn khích và tràn đầy năng lượng. Thay đổi tâm trạng có thể xảy ra chỉ một vài lần một năm, hoặc thường xuyên nhiều lần trong ngày.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới nam và nữ. Tỉ lệ rối loạn lưỡng cực chiếm 1% dân số, tuổi khởi phát thường thấp hơn rối loạn trầm cảm chủ yếu.
Có 2 loại rối loạn lưỡng cực:
Rối loạn lưỡng cực I: có hội chứng hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ xen kẽ với những giai đoạn rối loạn trầm cảm.
Rối loạn lưỡng cực II: có các cơn hưng cảm nhẹ, thoáng qua phối hợp với những gia đoạn rối loạn trầm cảm chủ yếu. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực II có những đặc trưng sau:
Trong một khoảng thời gian nhất định, người bệnh cảm thấy rất vui, tràn đầy năng lượng và có thể làm mọi việc. Người đó có thể không muốn nghỉ ngơi trong thời gian này. Cảm xúc đó được gọi là “hưng cảm”.
Trong một khoảng thời gian khác, người mắc bệnh lại cảm thấy rất buồn và thất vọng. Người đó không muốn làm mọi việc trong thời gian này. Cảm xúc đó được gọi là “trầm cảm”.
Nguyên nhân chính xác của rối loạn lưỡng cực là không rõ, nhưng một số yếu tố được bác sĩ Trần Thị Hồng Thu đưa ra có vai trò làm phát sinh hoặc kích hoạt cơn lưỡng cực:
Các yếu tố nguy cơ
Để chẩn đoán rối loạn lưỡng cực cần phải được bác sĩ thăm khám,thông qua phỏng vấn, trắc nghiệm, khai thác bệnh sử và các xét nghiệm liên quan. Để có bằng chứng khách quan, bác sĩ còn phỏng vấn gia đình, bạn bè người bệnh. Đôi khi các pha hưng cảm bị bỏ sót dẫn đến chỉ chẩn đoán là trầm cảm đơn thuần.
Các triệu chứng của bệnh có thể kiểm soát được nhờ điều trị bằng cả thuốc men và các trị liệu tâm lý.
Các buổi tư vấn cùng bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ tâm lí có thể giúp bạn giải tỏa các vấn đề về căng thẳng, vấn đề gia đình và các mối quan hệ.
Trị liệu tâm lý bao gồm các trị liệu cảm xúc, hành vi, nhân cách và các rối loạn tâm thần khác bằng các buổi tâm lý cá nhân của các bác sỹ chuyên khoa tâm thần.
Rối loạn lưỡng cực được điều trị bằng thuốc để ngăn chặn sự thay đổi cảm xúc. Chất ổn định cảm xúc trong thuốc được sử dụng để cân bằng cảm xúc khi cảm xúc lên cao hoặc xuống thấp. Thuốc chống trầm cảm có thể giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm như mệt mỏi, chán nản.
Các thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực không có tác dụng ngay tức thì, nhưng bạn có thể bắt đầu thấy ổn định về cảm xúc sau một vài tuần.