Bệnh Sởi và Sốt phát ban khác nhau như thế nào?
Bệnh Sởi và Sốt phát ban khác nhau như thế nào?
Bệnh Sởi và Sốt phát ban khác nhau như thế nào? - Ảnh: BookingCare

Bệnh Sởi và Sốt phát ban khác nhau như thế nào?

Tác giả: - Xuất bản: 11/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 11/12/2023
Sốt phát ban và sởi khác nhau như thế nào? Triệu chứng như sốt phát ban như thế nào thì nghi ngờ là bệnh sởi?

Sốt phát ban là bệnh mà nhiều trẻ em gặp phải. Phụ huynh thường thắc mắc liệu sốt phát ban này có phải bệnh sởi không? Để phân biệt mời phụ huynh tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Sốt phát ban và Sởi khác nhau như thế nào?

Sốt phát ban ở trẻ em là tên gọi chung của các bệnh gây ra sốt kèm theo phát ban ở trẻ. Hai nhóm virus chính gây ra sốt phát ban là sởi và Rubella (bệnh sởi Đức).

Như vậy có thể nói bệnh sởi là một loại của sốt phát ban. Tuỳ thuộc vào triệu chứng của sốt phát ban mà bác sĩ sẽ chẩn đoán liệu trẻ có phải mắc sởi không hay một loại sốt phát ban nào khác.

Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh sởi ở trẻ em biểu hiện qua 4 giai đoạn bệnh:

Giai đoạn ủ bệnh: Thời gian 10-12 ngày. Ban đầu trẻ sẽ không có triệu chứng gì, cho đến ngày thứ 9-10 bắt đầu sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ.

Giai đoạn khởi phát: Diễn ra trong 4-5 ngày, đây là khoảng thời gian dễ lây lan, với các biểu hiện rõ rệt như sốt, mệt mỏi, đau cơ khớp, nhức đầu liên miên. Các tình trạng viêm bắt đầu như viêm ở mắt, chảy nước mắt, kết mạc mắt đỏ, mi mắt sưng lên; viêm ở mũi gây hắt hơi, sổ mũi, giọng khàn, ho có đờm; viêm đường tiêu hóa gây tiêu chảy..

Giai đoạn phát ban nốt sởi: Các nốt ban sởi bắt đầu nổi lên ở sau tai, lan dần sang hai bên má, cổ, xuống ngực, sang hai cánh tay. Trong 24 giờ kế tiếp, nốt sởi lan rộng ra lưng, hông, xuống chân dưới với tình trạng màu hồng nhạt, nhưng sau đó sẽ đỏ dần lên. Thậm chí các nốt sởi lan nhanh, kín thân thể và bắt đầu gây ngứa cho người bệnh, nhiệt độ cơ thể tăng gây nóng, khó chịu. 

Giai đoạn phục hồi: Kết thúc 3 giai đoạn trên, các nốt sởi dần biến mất và để lại những nốt thâm đen, vết hằn trên da. Bệnh sởi có tính chất lành tính nhưng cần được điều trị đúng cách để không dẫn đến các biến chứng cho người bệnh. 

bệnh sởi ở trẻ em
Vết ban sởi với đặc điểm gồ trên da - Ảnh: benhvienducgiang.com

Đặc điểm chính để phân biệt vết ban sởi với các loại sốt phát ban khác là ban xuất hiện theo thứ tự: lúc đầu từ ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực, bụng và ra toàn thân. Đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da, gọi là dấu hiệu “vằn da hổ”. Đặc biệt trẻ bị nhiễm sởi thường có 1 trong 3 triệu chứng đặc trưng đi kèm đó là triệu chứng chảy nước mũi, ho và mắt đỏ.

Hiện nay đã có vắc xin sởi, phụ huynh nên cho con tiêm phòng theo lịch để con được bảo vệ khỏi loại virus này. Bên cạnh đó, cần thực hiện các biện pháp thực hành vệ sinh thường xuyên để phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết