Bệnh uốn ván có chữa được không? Điều trị thế nào?
Bệnh uốn ván có chữa được không? Điều trị thế nào?
Bệnh uốn ván có chữa được không? Điều trị thế nào?
Bệnh uốn ván có chữa được không? Điều trị thế nào? - Ảnh: BookingCare

Bệnh uốn ván có chữa được không? Điều trị thế nào?

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 22/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 22/01/2024
Bệnh uốn ván là một bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong. Vậy bệnh uốn ván có chữa được không? Theo dõi bài viết để biết các phương pháp điều trị bệnh uốn ván.

Bệnh uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở, vết trầy xước, vết bỏng, vết thương do vật kim loại rỉ sét, vết thương do động vật cắn,...

Vậy bệnh uốn ván có chữa được không? Theo dõi bài viết để biết các phương pháp điều trị bệnh uốn ván.

Bệnh uốn ván có chữa được không?

Khi các triệu chứng uốn ván bắt đầu, có thể mất từ ​​​​hai đến ba tuần để bệnh phát triển. Với cách điều trị thích hợp, hầu hết mọi người đều hồi phục. Nhưng có thể mất vài tháng để hồi phục hoàn toàn sau bệnh uốn ván.

Điều trị bệnh uốn ván thế nào?

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng người bệnh. Một số phương pháp điều trị uốn ván như:

  • Xử trí vết thương: người bệnh có thể cần thực hiện xem xét phẫu thuật để làm sạch vết thương và loại bỏ vi khuẩn từ đó ngăn nguồn độc tố từ vết thương vào máu.
  • Nghỉ ngơi tại giường: Người bệnh nên nghỉ ngơi ở môi trường yên tĩnh với ánh sáng mờ và tiếng ồn thấp. Đèn sáng và tiếng ồn lớn có thể gây co thắt cơ.
  • Hỗ trợ hô hấp: Đảm bảo đường thở thông thoáng, nếu cần, bác sĩ sẽ cung cấp oxy cho người bệnh. Oxy sẽ được đưa qua ống thở hoặc máy thở.
  • Điều trị triệu chứng: Bù nước, điện giải, dinh dưỡng…

Những loại thuốc có thể được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh uốn ván:

  • Huyết thanh kháng độc tố uốn ván (SAT): Ngay sau khi làm sạch vết thương, bệnh nhân cần được tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván để trung hoà các độc tố uốn ván lưu hành trong máu, để làm giảm tác dụng của độc tố lên hệ thần kinh trung ương.
  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng các thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, thuốc cần được sử dụng càng sớm càng tốt .
  • Thuốc an thần: Sử dụng thuốc an thần nhóm Diazepam nhằm kiểm soát cơn giật của người bệnh
  • Thuốc giãn cơ: Giúp kiểm soát tình trạng co cứng cơ.
  • Vắc xin tăng cường: Bác sĩ sẽ tiêm vắc xin uốn ván hoặc tiêm nhắc lại cho người bệnh. Bị uốn ván không mang lại sự bảo vệ miễn dịch khỏi căn bệnh này trong tương lai.

Biến chứng của bệnh uốn ván

Các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng có thể xảy ra do bệnh uốn ván bao gồm:

  • Suy hô hấp: Do co thắt cơ hô hấp (cơ hoành, cơ liên sườn…) dẫn tới hiện tượng lồng ngực không giãn ra được khi bệnh nhân thở, từ đó dẫn tới suy hô hấp và đe doạ tính mạng bệnh nhân.
  • Xuất huyết tiêu hoá: Do stress, bệnh nhân có thể nôn ra máu do loét dạ dày tá tràng.
  • Viêm phổi: (Do quá trình nằm viện bệnh nhân có thể bội nhiễm vi khuẩn vào phổi đặc biệt ở bệnh nhân có can thiệp thở máy.

Nếu không được điều trị, bệnh uốn ván có thể gây tử vong do suy hô hấp, suy tim, xuất huyết não.

Bệnh uốn ván là một bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong. Tuy nhiên, bệnh có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Bằng cách tiêm vắc-xin uốn ván đầy đủ và vệ sinh sạch sẽ các vết thương hở, chúng ta có thể bảo vệ bản thân và gia đình khỏi căn bệnh này.

Khi có bất kỳ dấu hiệu bệnh uốn ván nào, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết