Xuất bản: 19/03/2024 | Cập nhật lần cuối: 19/03/2024
Bệnh uốn ván: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh: BookingCare
Uốn ván là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây tử vong. Theo dõi bài viết để tìm hiểu về bệnh uốn ván, nguyên nhân gây ra bệnh, triệu chứng cũng như phương pháp điều trị hiệu quả.
Bệnh uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do vi khuẩn sản sinh độc tố gây ra. Biểu hiện chủ yếu là co cứng cơ thường xuyên, trên nền co cứng thỉnh thoảng có những cơn co giật có thể gây tử vong do người bệnh.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về bệnh uốn ván, nguyên nhân, các triệu chứng cũng như phương pháp điều trị hiệu quả.
Triệu chứng bệnh uốn ván
Thời gian ủ bệnh của uốn ván giao động từ 3 ngày đến 21 ngày, trung bình 6 - 12 ngày. Thời gian trung bình từ khi nhiễm bệnh đến khi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng bệnh uốn ván là 10 ngày.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh uốn ván: Co cứng cơ là biểu hiện chính của bệnh:
Là nguyên nhân gây ra đau đớn cho người bệnh cứng cơ ở hàm ngày càng nặng hơn.
Co cứng các cơ vùng mặt làm cho người bệnh có nụ cười mếu, nhăn.
Cứng gáy gây cho người bệnh khó cúi đầu.
Khó nuốt.
Cơ bụng cứng.
cổ và lưng cong.
chân trở nên cứng nhắc.
Co thắt thanh quản gây khó thở, tím tái, ngạt thở dẫn đến ngừng tim.
Co thắt hầu họng gây khó nuốt, nuốt vướng, ứ đọng đờm rãi, dễ bị sặc.
Co thắt các cơ vòng gây bí tiểu, bí đại tiện
Co giật toàn thân, trong cơn co giật dễ bị co thắt thanh quản dẫn đến tím tái, ngừng thở và có thể tử vong.
Khi bệnh tiến triển, các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:
Huyết áp tăng hoặc giảm.
Nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim và có thể ngừng tim
Sốt.
Đổ mồ hôi nhiều, tăng tiết đờm rãi.
Nguyên nhân gây ra bệnh uốn ván
Vi khuẩn gây bệnh uốn ván có tên là Clostridium tetani. Vi khuẩn có thể tồn tại ở trạng thái không hoạt động trong đất và phân động vật. Về cơ bản, nó sẽ ngừng hoạt động cho đến khi tìm được nơi để phát triển.
Khi vi khuẩn không hoạt động xâm nhập vào vết thương - điều kiện tốt cho sự phát triển - các tế bào sẽ được hoạt động lại. Khi chúng phát triển và phân chia, chúng tiết ra một loại độc tố gọi là tetanospasmin. Chất độc làm suy yếu các dây thần kinh trong cơ thể điều khiển cơ bắp.
Các yếu tố rủi do dẫn tới uốn ván
Yếu tố nguy cơ lớn nhất dẫn đến nhiễm trùng uốn ván là không tiêm phòng hoặc không tiêm đủ mũi tiêm nhắc lại sau 10 năm.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ nhiễm trùng uốn ván:
Vết thương tiếp xúc với đất hoặc phân bón.
Có dị vật trong vết thương, chẳng hạn như móng tay hoặc mảnh dằm.
Tiền sử mắc các bệnh lý gây ức chế miễn dịch.
Tổn thương da bị nhiễm trùng ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Dây rốn bị nhiễm trùng khi mẹ không tiêm phòng đầy đủ.
Dùng chung kim tiêm không hợp vệ sinh.
Biến chứng
Hô hấp:
Co thắt hầu họng - thanh quản gây ngạt, ngừng thở, sặc, trào ngược dịch dạ dày vào phổi.
Ứ đọng đờm dãi do tăng tiết, không nuốt được và phản xạ ho khạc yếu.
Suy hô hấp.
Tim mạch:
Nhịp tim nhanh, cơn nhịp nhanh do co giật, sốt cao, rối loạn thần kinh thực vật và suy hô hấp.
Trụy mạch, hạ huyết áp.
Ngừng tim đột ngột do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật, có thể do độc tố uốn ván.
Tiêu hóa: chướng bụng do giảm nhu động ruột, giảm hấp thu, táo bón. Loét và xuất huyết dạ dày do stress.
Nhiễm trùng: viêm phế quản, viêm phổi.
Suy thận: khi có suy thận thường nguy cơ tử vong cao.
Chẩn đoán bệnh uốn ván
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh uốn ván dựa trên khám thực thể, tiền sử bệnh và tiêm chủng cũng như các dấu hiệu và triệu chứng co thắt cơ, cứng cơ và đau.
Điều trị bệnh uốn ván
Nhiễm trùng uốn ván cần được chăm sóc khẩn cấp và hỗ trợ lâu dài trong khi bệnh tiến triển, thường là ở phòng chăm sóc đặc biệt. Bệnh tiến triển trong khoảng hai tuần và quá trình hồi phục có thể kéo dài khoảng một tháng.
Liệu pháp kháng độc tố: được sử dụng để nhắm vào các độc tố chưa tấn công các mô thần kinh. Phương pháp điều trị này, được gọi là miễn dịch thụ động, là một kháng thể của con người chống lại chất độc.
Thuốc an thần: làm chậm chức năng của hệ thần kinh có thể giúp kiểm soát co thắt cơ.
Tiêm vắc-xin: tiêm bằng một trong những loại vắc-xin uốn ván tiêu chuẩn giúp hệ thống miễn dịch của người bệnh chống lại chất độc.
Thuốc kháng sinh: uống hoặc tiêm, có thể giúp chống lại vi khuẩn uốn ván.
Các loại thuốc khác: Các loại thuốc khác có thể được sử dụng để điều chỉnh hoạt động cơ bắp không tự chủ, chẳng hạn như nhịp tim và nhịp thở của người bệnh.
Sử dụng các liệu pháp hỗ trợ: đảm bảo đường thở thông thoáng và hỗ trợ hô hấp. Một ống dẫn thức ăn vào dạ dày được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng. Môi trường chăm sóc nhằm mục đích giảm âm thanh, ánh sáng hoặc các tác nhân có thể gây co thắt toàn thân khác.
Phòng ngừa bệnh uốn ván
Bạn đọc có thể ngăn ngừa bệnh uốn ván bằng cách tiêm phòng.
Trẻ em nên tiêm chủng theo lịch tiêm chủng mở rộng của nhà nước.
Trẻ em được khuyến khích tiêm mũi nhắc lại ở độ tuổi 11 hoặc 12.
Người lớn nên tiêm nhắc lại mỗi 10 năm một lần.
Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng bệnh uốn ván trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
Uốn ván là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây tử vong. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đặc trưng là co cứng cơ, co giật, có thể dẫn đến tử vong do suy hô hấp, suy tuần hoàn. Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh uốn ván, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị uốn ván kịp thời.