Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc cấp tính gây ra bởi vi khuẩn Clostridium tetani. Vi khuẩn này thường xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở, đặc biệt là các vết thương sâu, bẩn, có đất cát hoặc vật lạ. Bệnh uốn ván có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Do đó, việc nhận biết sớm các triệu chứng uốn ván là rất quan trọng để có thể được điều trị kịp thời.
Theo dõi bài viết để biết các triệu chứng bệnh uốn ván và phương pháp chẩn đoán.
Các triệu chứng bệnh uốn ván
Thời gian trung bình từ khi nhiễm bệnh (vết thương) đến khi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng là 10 ngày. Thời gian ủ bệnh có thể dao động từ 3 đến 21 ngày.
Loại uốn ván phổ biến nhất được gọi là uốn ván toàn thân. Các dấu hiệu và triệu chứng bắt đầu dần dần xấu đi sau hai tuần. Bệnh thường bắt đầu bằng triệu chứng cứng hàm sau đó tình trạng co cứng cơ tiến triển đến co cơ toàn thân
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh uốn ván tổng quát bao gồm:
- Cứng hàm: thường là triệu chứng sớm nhất.
- Nuốt sặc, khó nuốt.
- Những cơn co cứng cơ kèm theo đau.
- Cứng cơ vùng ngực và bụng có thể gây khó thở (Biểu hiện chẹn ngực).
- Co các cơ thắt lưng tạo ra tư thế uốn cong lưng đặc trưng.
- Co giật toàn thân.
- Bồn chồn, khó chịu.
- Bí tiểu.
Khi bệnh tiến triển, các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Tăng trương lực cơ.
- Co giật.
- Nhịp tim nhanh.
- Rối loạn thân nhiệt (tăng hoặc giảm nhiệt độ).
- Đổ mồ hôi nhiều.
- Tăng tiết đờm dãi.
Chẩn đoán bệnh uốn ván
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh uốn ván dựa trên khám thực thể, tiền sử bệnh và lịch sử tiêm chủng cũng như các dấu hiệu và triệu chứng co thắt cơ, cứng cơ và đau.
- Người bệnh có tiêm ngừa uốn ván đúng cách không?
- Bác sĩ kiểm tra lâm sàng người bệnh: bệnh nhân có những triệu chứng nào của bệnh uốn ván, co cứng cơ, co giật,...?
- Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân làm thêm cận lâm sàng:
- Công thức máu ngoại vi: có thể thấy bạch cầu tăng cao khi có sự nhiễm trùng.
- CRP hay PCT: tăng cao có thể do vi khuẩn uốn ván xâm nhập hoặc bội nhiễm vi khuẩn khác.
- Xét nghiệm tìm vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm từ vết thương: có thể tìm thấy vi khuẩn uốn ván trong mẫu bệnh phẩm,nhưng thường rất khó khăn, do vi khuẩn khó nuôi cấy trong môi trường thông thường.
- Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng độc tố uốn ván: khi kết quả xét nghiệm trên 0,01 đơn vị/dl thì có nghĩa là người đó đã mắc bệnh uốn ván.
Việc nhận biết và điều trị bệnh uốn ván kịp thời sẽ giúp người bệnh giảm thiểu tác động của bệnh và duy trì sức khỏe tốt nhất có thể. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc các thông tin cần thiết về bệnh uốn ván.