Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?
Bệnh có thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ truyền sang con. Viêm gan B hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu mọi người hiểu về cách lây truyền, cũng như có ý thức tự phòng bệnh cho mình.

Việt Nam là nước có tỷ lệ người nhiễm viêm gan B cao trên thế giới với hơn 10 triệu người nhiễm virus viêm gan B. Viêm gan B được coi là sát thủ thầm lặng bởi nó âm thầm tấn công gan mà không biểu hiện triệu chứng.
Mỗi người dân nên đi khám và kiểm tra xem liệu mình có mắc viêm gan B hay không, nếu không thì cơ thể đã có kháng thể kháng virus chưa... Mục đích để bảo vệ mình và những người xung quanh.
Viêm gan B là gì?
Viêm gan virus B là một bệnh phổ biến toàn cầu, do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh có thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ truyền sang con. Nếu mẹ nhiễm HBV và có HBeAg (+) thì khả năng lây cho con là hơn 80% và khoảng 90% trẻ sinh ra sẽ mang HBV mạn tính.
Viêm gan B có thể diễn biến cấp tính, trong đó hơn 90% số trường hợp khỏi hoàn toàn, gần 10% chuyển sang viêm gan mạn tính và hậu quả cuối cùng là xơ gan hoặc ung thư gan.
Hiện nay đã có vắc xin dự phòng nên làm giảm rõ rệt số người nhiễm mới HBV.
Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?
Bệnh viêm gan B lây chủ yếu bằng những đường sau, mỗi người đều cần hiểu rõ để bảo vệ sức khỏe của bản thân:
1. Lây qua đường máu và các sản phẩm từ máu bị nhiễm virus
Người bị lây nhiễm viêm gan virus B qua đường máu có thể xảy ra trong những trường hợp như truyền máu, các chế phẩm qua máu, phẫu thuật, tiêm chích ma tuý...
Ngoài ra trong một số trường hợp mà đôi khi ta không để ý cũng dễ dàng lây truyền viêm gan virus B như dùng chung đồ với người bệnh: dao cạo râu, bàn chải đánh răng, lây qua vết trầy sước; xăm mắt, xăm môi, xăm người, xỏ lỗ tai với các vật dụng không được khử trùng đảm bảo...
2. Lây truyền từ mẹ sang con
Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có thể truyền sang bào thai:
- Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%
- Nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10%
- Và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60 - 70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ.
- Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh.
3. Lây truyền qua đường tình dục
Bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới.

Xem thêm
Phòng bệnh viêm gan B như thế nào?
Viêm gan B hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu mọi người hiểu về cách lây truyền, cũng như có ý thức tự phòng bệnh cho mình.
1. Chủ động phòng ngừa viêm gan B
- Tiêm vắc xin viêm gan virus B cho tất cả trẻ em trong vòng 24h sau sinh và các mũi tiếp theo lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Tiêm vắc xin viêm gan virus B cho các đối tượng chưa bị nhiễm HBV. Cần xét nghiệm HBsAg và anti-HBs trước khi tiêm phòng vắc
- Tiêm vắc xin viêm gan B cho nhân viên y tế.
2. Phòng ngừa lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con
- Nếu mẹ mang thai có HBsAg (+): Tiêm vắc xin viêm gan B liều sau sinh cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng và phối hợp với tiêm kháng thể kháng HBV cho trẻ. Nên tiêm cùng thời điểm nhưng ở 2 vị trí khác nhau. Sau đó tiêm đầy đủ các liều vắc xin viêm gan virus B cho trẻ theo quy định của chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Nếu mẹ mang thai có HBV-DNA > 106 copies/ml (200.000 IU/mL): Dùng thuốc kháng virus từ 3 tháng cuối của thai kỳ. Xét nghiệm lại HBV DNA sau sinh 3 tháng để quyết định ngừng thuốc hoặc tiếp tục điều trị nếu mẹ đủ tiêu chuẩn điều trị. Theo dõi sát người mẹ để phát hiện viêm gan bùng phát.
3. Phòng viêm gan B không đặc hiệu
- Sàng lọc máu và chế phẩm máu
- Không dùng chung kim tiêm và các dụng cụ xuyên chích qua da khác
- Tình dục an toàn
- Tránh tiếp xúc với máu và các dịch tiết của bệnh nhân nhiễm
- Thực hiện phòng ngừa chuẩn giống các bệnh lây truyền qua đường máu.
Xem thêm
Mỗi người dân cần lưu ý
- Tiêm phòng viêm gan B đối người chưa có miễn dịch với virus viêm gan B. Nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B thì trẻ sơ sinh được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay trong phòng sinh.
- Đối với những người viêm gan B mạn tính mà chưa có chỉ định điều trị cần theo dõi thường xuyên, cứ 3 - 6 tháng một lần đến cơ sở y tế xét nghiệm và siêu âm gan.
- Không dùng chung các vật dụng như: dao cạo râu và bàn chải đánh răng... với người có nhiễm virus viêm gan B.
- Không thực hiện xăm mắt, môi... tại những cơ sở không đảm bảo an toàn.
- Trước khi kết hôn cần đi xét nghiệm nếu vợ hoặc chồng có nhiễm virus viêm gan B mà người kia chưa có miễn dịch cần tiêm phòng trước khi kết hôn.
Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare
Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Bệnh viêm gan. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.
Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video
Bác sĩ viêm gan tư vấn khám chữa bệnh từ xa, bệnh nhân ở tại nhà gặp bác sĩ từ xa thông qua cuộc gọi Video có hình trực tuyến.
2. http://suckhoedoisong.vn/viem-gan-b-lay-qua-duong-nao-n44309.html
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
5 bác sĩ khám chữa viêm gan B giỏi ở TP.HCM
5 bệnh viện khám chữa bệnh về Gan uy tín tại Hà Nội (Phần 2)
Top 6 Bác sĩ khám gan giỏi TPHCM (phần 3)
TOP 7 bệnh viện, phòng khám gan tốt, uy tín TPHCM (Phần 2)
Danh sách 7 Bác sĩ khám gan giỏi TPHCM (Phần 2)
Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan ở đâu tốt tại Hà Nội?
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Chế độ dinh dưỡng
- Tập Luyện
- Cẩm Nang Tiểu Đường
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Bệnh mạch vành
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Loãng Xương
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bàn Chân bẹt
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Tác giả
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Viêm dạ dày
- HP dạ dày
- Xuất huyết dạ dày
- Xuất huyết dạ dày