Viêm gan B có lây không? Viêm gan B lây qua đường nào?
Viêm gan B có lây không? Viêm gan B lây qua đường nào?
Viêm gan B có lây không? Viêm gan B lây qua đường nào? - Ảnh: BookingCare

Viêm gan B có lây không? Viêm gan B lây qua đường nào?

Tác giả: - Xuất bản: 20/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 20/11/2023
Bệnh viêm gan B có thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ truyền sang con. Viêm gan B hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu mọi người hiểu về cách lây truyền, cũng như có ý thức tự phòng bệnh cho mình. 

Việt Nam là nước có tỷ lệ người nhiễm viêm gan B cao trên thế giới với hơn 10 triệu người nhiễm virus viêm gan B. Viêm gan B được coi là sát thủ thầm lặng bởi nó âm thầm tấn công gan mà không biểu hiện triệu chứng. 

Nếu bạn thắc mắc Viêm  gan B có lây không? Viêm gan B lây qua đường nào? thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Bệnh viêm gan B có lây không?

Viêm gan B lây qua tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch cơ thể của người đã nhiễm bệnh. Đa số người bị Viêm gan B mạn tính bị nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc giai đoạn đầu khi mới sinh. Nếu mẹ nhiễm HBV và có HBeAg (+) thì khả năng lây cho con là hơn 80% và khoảng 90% trẻ sinh ra sẽ mang HBV mạn tính.

Viêm gan B không phải là bệnh về gen do đó không di truyền. 

Viêm gan B không thể lây truyền qua tiếp xúc thông thường hoặc nước bọt. Nếu sống cùng nhà với người bệnh nhiễm Viêm gan B, việc ăn, uống chung là hoàn toàn an toàn.

Những hành động như ho, hắt hơi, ôm hoặc hôn không thể lây truyền virus Viêm gan B. Người nhiễm Viêm gan B không bắt buộc phải dùng dụng cụ ăn uống riêng hoặc sống tách biệt.

Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?

Bệnh viêm gan B lây chủ yếu bằng những đường sau, mỗi người đều cần hiểu rõ để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng: 

Lây qua đường máu và các sản phẩm từ máu bị nhiễm virus 

Người bị lây nhiễm viêm gan virus B qua đường máu có thể xảy ra trong những trường hợp như truyền máu, các chế phẩm qua máu, phẫu thuật, tiêm chích ma tuý...

Ngoài ra trong một số trường hợp mà đôi khi ta không để ý cũng dễ dàng lây truyền viêm gan virus B như dùng chung đồ với người bệnh: dao cạo râu, bàn chải đánh răng, lây qua vết trầy xước; xăm mắt, xăm môi, xăm người, xỏ lỗ tai với các vật dụng không được khử trùng đảm bảo...  

Lây truyền từ mẹ sang con

Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có thể truyền sang bào thai:

  • Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%
  • Nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10%
  • Và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60 - 70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ.
  • Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh.

Lây truyền qua đường tình dục

Viêm gan B có thể lây qua đường tình dục một cách phổ biến và dễ dàng. Người có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh là: nam quan hệ tình dục đồng giới, bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, quan hệ tình dục không an toàn, có bạn tình bị viêm gan B hoặc có nhiều bạn tình.

Viêm gan B có thể lây qua máu, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo của người bị bệnh.

Phòng bệnh viêm gan B như thế nào?

Là bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên viêm gan B hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu mọi người hiểu về cách lây truyền, cũng như có ý thức tự phòng bệnh cho mình. 

  • Chủ động phòng ngừa viêm gan B: Tất cả trẻ em trong vòng 24h sau sinh và các mũi tiếp theo lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
  • Phòng ngừa lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con: Nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B thì trẻ sơ sinh được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay trong phòng sinh.
  • Không dùng chung các vật dụng như: dao cạo râu và bàn chải đánh răng... với người có nhiễm virus viêm gan B.
  • Không thực hiện xăm mắt, môi... tại những cơ sở không đảm bảo an toàn.
  • Trước khi kết hôn cần đi xét nghiệm nếu vợ hoặc chồng có nhiễm virus viêm gan B mà người kia chưa có miễn dịch cần tiêm phòng trước khi kết hôn.

Người lớn có nguy cơ cao cần được tầm soát và tiêm ngừa viêm gan siêu vi B nếu đối tượng này chưa được chủng ngừa hoặc chưa nhiễm bệnh. Nhóm đối tượng nguy cơ bao gồm:

  •  Người nam có quan hệ tình dục đồng giới
  •  Người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Người có trên 1 bạn tình trong vòng 6 tháng
  • Nhân viên y tế và những người làm công tác trong lĩnh vực sức khỏe, các phòng xét nghiệm,.. có nguy cơ phơi nhiễm với máu và dịch tiết
  • Người có tiêm chích hoặc đã từng sử dụng các thuốc đường tiêm chích bị cấm (thuốc phiện, heroin,..).
  • Người có bệnh đái tháo đường dưới 60 tuổi ( hoặc nếu trên 60 tuổi có nguy cơ phơi nhiễm viêm gan siêu vi B)
  • Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối đang chạy thận nhân tạo,nhiễm HIV hoặc các bệnh gan mạn khác, hoặc viêm gan siêu vi C
  •  Người sống cùng nhà hoặc bạn tình của người có HBsAg dương tính
  • Người phục vụ công tác hỗ trợ và trực tiếp chăm sóc cho người khuyết tật.
  • Nhân viên trại cai nghiện hoặc cơ sở có cung cấp dịch vụ tiêm chích ma túy (ở nước ngoài).

 Khách du lịch đi đến những vùng có dịch tễ nguy cơ cao nhiễm viêm gan siêu vi B (Đông Á và Châu Phi).Như vậy, hy vọng bài viết đã phần nào giải đáp những thắc mắc và câu hỏi của  bạn quanh chủ đề Viêm gan B có lây không hay Viêm gan B lây qua đường nào.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết