- Xuất bản: 06/07/2020 - Cập nhật lần cuối: 02/12/2024
Hướng dẫn đi khám bệnh nhanh chóng, dễ dàng tại Bệnh viện K trung ương: Khám ở bệnh viện K nào tốt nhất, giá khám, danh sách bác sĩ giỏi, hướng dẫn đặt lịch và lấy số khám ưu tiên, quy trình đi khám ưu tiên tại Bệnh viện K.
Trợ lý sức khỏe với AI - Hỏi đáp nhanh thông tin Bệnh viện K
Lịch khám bác sĩ khám theo yêu cầu Bệnh viện K3 Tân Triều
+
Khoa khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện K3 Tân Triều khám những bệnh gì?
+
Khoa khám bệnh theo yêu cầu Quán Sứ, Bệnh viện K khám những bệnh gì?
+
Bệnh viện K2 Tam Hiệp khám về vấn đề gì?
+
Bệnh viện K có những chuyên khoa gì?
+
Giờ khám bệnh Bệnh viện K
+
Bệnh viện K là địa chỉ khám sàng lọc, điều trị ung thư uy tín, được rất nhiều người bệnh tìm đến thăm khám. Đối với nhu cầu khám, điều trị ngày càng cao của người bệnh, Bệnh viện K hiện tại đã triển khai dịch vụ đặt lịch và lấy số khám trước phù hợp với mong muốn, giảm thiểu được đáng kể thời gian chờ đợi cho người bệnh.
Trong nội dung bài viết dưới đây, BookingCare sẽ giới thiệu chi tiết cho bạn đọc về hướng dẫn đặt lịch lấy số khám ưu tiên, quy trình đi khám cho bệnh nhân đặt hẹn trước và một số thông tin liên quan về Bệnh viện K. Mong rằng bệnh nhân có thể thăm khám thuận tiện và dễ dàng hơn.
Bệnh viện K ở đâu?
Bệnh viện K có 3 cơ sở khám chữa bệnh, khang trang, sạch sẽ và nhiều trang thiết bị hiện đại sánh ngang tầm với các quốc gia trong khu vực. Hiện nay, 3 cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Hà Nội là:
CS1 (Bệnh viện K1 Quán sứ): 43 P. Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội (Trước đây Bệnh viện K1 từng có thời gian chuyển về Phan Chu Trinh nhưng hiện đã quay trở lại địa chỉ Quán Sứ)
CS2 (Bệnh viện K2 Tam Hiệp): Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
CS3 (Bệnh viện K3 Tân Triều): cơ sở Tân Triều, số 30 đường Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội
Bệnh viện K cơ sở nào tốt nhất?
Đối với câu hỏi "Bệnh viện K cơ sở nào tốt nhất?" của nhiều người, thực sự chưa có câu trả lời nào có thể thỏa mãn hoàn toàn, bởi mỗi cơ sở có thế mạnh riêng và phù hợp với nhu cầu của từng người bệnh. Vì vậy, tùy theo tình trạng, nhu cầu, sự thuận tiện về đi lại... mà bạn đọc nên lựa chọn địa chỉ Bệnh viện K cơ sở phù hợp nhất.
Với kinh nghiệm đã từng đi khám thực tế và trực tiếp đến tìm hiểu quy trình tại Bệnh viện K, BookingCare nhận thấy rằng bạn đọc nên lựa chọn đi khám ở Bệnh viện K1 Quán Sứ hoặc K3 Tân Triều (tại cơ sở K2 Tam Hiệp, khuôn viên này khá nhỏ, ít bệnh nhân, chưa được đầu tư máy móc nhiều bằng 2 cơ sở còn lại).
Bệnh viện K1 (Phan Châu Trinh) nằm trên đường Quán Sứ. Bệnh viện mới xây dựng lại và đi vào hoạt động vào cuối năm 2024, được đầu tư nhiều máy móc hiện đại trong thăm khám.
Bệnh viện K3 (Tân Triều) nằm ở trục đường Hà Đông, Văn Điển, gần KĐT Xa La. Đây là cơ sở có lượng bệnh nhân điều trị nội trú đông nhất, thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải. Bệnh viện K3 mới được xây dựng, có khuông viên rất rộng, được đầu tư nhiều hệ thống thiết bị hiện đại phục vụ khám, điều trị (hóa trị, xạ trị...)
Đối với Bệnh viện K2 Tam Hiệp: Các trường hợp ung thư giai đoạn muộn không còn chỉ định điều trị tích cực tại Bệnh viện K sẽ được chuyển đến Khoa điều trị triệu chứng, Bệnh viện K2 Tam Hiệp để chăm sóc hoặc được kê đơn và hướng dẫn chăm sóc tại nhà nhằm giảm bệnh, giảm đau đớn, kéo dài thời gian. Ngoài ra, các khối u ở trẻ em, một số phẫu thuật da, xương, phần mềm, vú... cũng được điều trị tại đây.
Giờ làm việc Bệnh viện K
Bệnh nhân đi khám nên khám tại Bệnh viện K1 và Bệnh viện K3 sẽ đầy đủ dịch vụ, máy móc, phòng khám hiện đại hơn.
Thời gian làm việc từ Thứ 2 - thứ 6: 8h00 - 12h00 và 13h30 - 17h00
Nếu đi khám tại Bệnh viện K3, người bệnh nên đến sớm để xếp hàng lấy số khám vì ở đây bệnh nhân các tỉnh về khám rất đông. Quá trình khám cũng mất nhiều thời gian chờ đợi hơn Bệnh viện K1.
Một số bác sĩ giỏi tại Bệnh viện K
Bệnh viện K là nơi làm việc của nhiều bác sĩ giỏi, bác sĩ hàng đầu về ung bướu. Một số bác sĩ như:
GS.TS Trần Văn Thuấn - Giám đốc bệnh viện, Viện trưởng Viện ung thư quốc gia
TS.BS Nguyễn Tiến Quang - Phó Giám đốc chuyên môn, Phụ trách cơ sở Quán sứ, Trưởng khoa điều trị theo yêu cầu Quán sứ
TS.BS Phạm Văn Bình - Trưởng khoa Ngoại bụng 1, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật nội soi Robot - Bệnh viện K
PGS.TS Trần Thị Thanh Hương - Phó viện trưởng Viện ung thư quốc gia
BSCKII Nguyễn Duy Cường - Phó Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp Quán Sứ
PGS.TS Ngô Thanh Tùng - Giám đốc trung tâm xạ trị quốc gia, Trưởng khoa xạ đầu cổ
TS.BS Thái Nguyên Hưng - Phó Trưởng khoa Ngoại bụng II - Bệnh viện K Tân Triều
TS.BS Lê Thanh Đức - Trưởng khoa nội 5 (điều trị ung thư vú, phụ khoa)...
Giá khám tại Bệnh viện K
Người bệnh cần chuẩn bị trước các chi phí gồm: tiền khám; tiền chụp chiếu, xét nghiệm; tiền thuốc; tiền cọc (nếu mượn đồ của Bệnh viện)...
Chi phí xét nghiệm, chụp chiếu và cận lâm sàng khác rất đa dạng và tùy theo tình trạng của bạn như thế nào mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. BookingCare chỉ giới thiệu về giá khám lâm sàng, khám chuyên khoa tại Bệnh viện K Trung ương để bệnh nhân tham khảo.
Khám tại Khoa khám bệnh (chờ đợi lâu): giá khám niêm yết tại đây là 52.600đ. Với một số chuyên khoa như Tai mũi họng có giá khám cao hơn vì bao gồm cả nội soi Tai mũi họng.
Khám theo yêu cầu có nhiều mức giá:
Khám với Giáo sư, Phó Giáo sư: 500.000đ/ lần khám
Khám Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II: 300.000đ/lần khám
Khám Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ chuyên khoa : 200.000đ/ lần khám
Ngoài ra, nếu người bệnh mượn xe đẩy, cáng... để di chuyển phải tạm ứng tiền, sau khi trả đồ thì nhân viên bệnh viện sẽ trả lại tiền cọc.
Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện K
Người bệnh đi khám nên khám tại Bệnh viện K1 hoặc Bệnh viện K3. Hiện tại, Bệnh viện K2 khá nhỏ, chỉ khám và điều trị ít mặt bệnh.
Bệnh viện K3 Tân Triều là cơ sở rộng, khang trang và hiện đại nhất trong 3 cơ sở, lượng bệnh nhân điều trị nội trú cũng nhiều hơn các cơ sở khác.
Nếu khám thường, bệnh nhân nên đến sớm để xếp hàng lấy số. Vì lượng bệnh nhân đến khám rất đông, Bệnh viện bắt đầu khám từ 7h30, nhưng lấy số từ sáng sớm.
Khám dịch vụ (theo yêu cầu) có 3 mức giá khám là 500.000đ, 300.000đ và 200.000đ. Tại Bệnh viện, người bệnh được chọn mức giá khám nhưng không được chọn đích danh bác sĩ.
Bệnh viện K1 ở trong trung tâm Thành phố nên không có nhiều chỗ gửi xe, đặc biệt là chỗ gửi xe ô tô. Người bệnh nên đi xe máy, xe ôm hoặc taxi để thuận tiện hơn.
Trên đây là kinh nghiệm và những lưu ý quan trọng khi đi khám tại Bệnh viện K Trung ương. Hy vọng có thể giúp bệnh nhân và người nhà đi khám hiệu quả và thuận lợi hơn.