Biến chứng sau phản vệ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như tình trạng thiếu oxy gây tổn thương não, suy tim cấp, hay suy đa tạng... Người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ và có kế hoạch điều trị phù hợp để ngăn ngừa biến chứng sau phản vệ.
Biến chứng sau phản vệ
Phản vệ là một tình trạng nghiêm trọng cần được lưu ý và cấp cứu kịp thời nếu không có thể gây tắc đường thở và suy tim, cũng như góp phần vào các biến chứng tiềm ẩn như:
- Tổn thương não: Thiếu oxy có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho não, ảnh hưởng đến chức năng não bộ.
- Suy thận: Thiếu máu và oxy có thể gây suy giảm chức năng thận, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
- Sốc tim: Tim không bơm đủ máu cho cơ thể, gây ra huyết áp giảm đột ngột.
- Loạn nhịp tim: Sự mất cân đối trong nhịp tim có thể dẫn đến nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm, gây ra rủi ro sức khỏe.
- Tử vong: Trong trường hợp nghiêm trọng, sốc phản vệ có thể dẫn đến tình trạng tử vong.
Trong một số trường hợp, phản vệ được coi là nguyên nhân khiến các bệnh lý khác trở lên nghiêm trọng hơn như: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, gây ra nguy cơ thiếu oxy và tổn thương không thể phục hồi cho phổi, đa xơ cứng. Do đó, việc điều trị phản vệ càng sớm càng giúp giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Phòng ngừa phản vệ
Phản vệ do nhiều tác nhân gây ra như thực phẩm, nọc độc, phản ứng thuốc,.. tức là ai cũng có khả năng bị phản vệ. Do vậy, biết cách phòng ngừa phản vệ sẽ giúp bạn tránh được những tổn thương không mong muốn.
Phản vệ có thể xảy ra ngay sau hoặc sau vài giờ khi tiếp xúc với tác nhân gây ra, nhưng quá trình này chỉ diễn ra trong vòng 1-2 phút là chuyển sang giai đoạn nguy hiểm. Để tránh phản vệ, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Nếu bạn có tiền sử dị ứng, hãy thảo luận kỹ với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Người nhạy cảm dễ bị dị ứng nếu không sử dụng đúng loại thuốc. Chỉ dùng thuốc khi cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ.
- Biết nhận biết sớm các triệu chứng của phản ứng phản vệ.
- Khi tiêm thuốc, nếu cảm thấy bồn chồn, sợ hãi hoặc tê lưỡi, hãy thông báo ngay với bác sĩ để ngừng tiêm và được xử lý kịp thời.
- Sau khi tiêm xong, nên ở lại phòng tiêm trong 15-30 phút, không nên ra về ngay, để phòng trường hợp phản vệ có thể xảy ra.
- Hãy sử dụng đúng loại thuốc được bác sĩ chỉ định và có nguồn gốc rõ ràng.
- Khi ăn đồ lạ, hãy thử một lượng nhỏ để xem phản ứng của cơ thể. Nếu sau 24 giờ không có phản ứng bất thường, bạn có thể tiếp tục. Nếu ngược lại, hãy dừng ngay và gặp bác sĩ để được giải quyết kịp thời.
- Nếu người thân trong gia đình có người bị phản vệ với dị nguyên nào, bạn cũng nên cẩn trọng khi tiếp xúc với dị nguyên đó.
Cùng với điều trị thì việc tăng cường kiến thức về phản vệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng này xảy ra. Hi vọng rằng, bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn nhằm đối phó với tình trạng này.