Phản vệ là các phản ứng rối loạn dị ứng thường gặp trong cuộc sống, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và do bất kỳ nguyên nhân nào. Phản vệ có các triệu chứng đặc trưng rất dễ phát hiện. Vậy nên việc tìm hiểu và có kiến thức cơ bản trong phòng và điều trị phản vệ là rất quan trọng. Trong nhiều trường hợp sẽ giúp bạn bảo vệ được tính mạng và giúp đỡ người khác khỏi cơn nguy kịch.
Phản vệ là phản ứng dị ứng cấp tính, thường xảy ra ở những người đã có tình trạng nhạy cảm trước đó tiếp xúc lại với chính các kháng nguyên nhạy cảm đó. Phản ứng phản vệ là phản ứng qua trung gian IgE để giải phóng vào máu hàng loạt các hóa chất trung gian gây viêm.
Sốc phản vệ là giai đoạn muộn của phản vệ gây đe dọa tính mạng. Phản vệ có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng tại các cơ quan mũi, mắt, da và phổi. Dễ thấy nhất là các triệu chứng như: viêm kết mạc, nổi hồng ban hoặc sẩn mày đay, chảy nước mũi, nước mắt, thở khò khè,...
Đôi khi phản ứng phản vệ sẽ tiến triển lâm sàng cực kỳ đặc trưng ở một số bệnh lý ví dụ như cơn hen phế quản cấp. Nguyên nhân gây ra phản vệ rất đa dạng, thường gặp nhất là thuốc, thức ăn, nọc tố động vật,... Một số các nguyên nhân thường gặp nhất được biết gây phản ứng phản vệ là hải sản và các loại hạt, đậu, đặc biệt là đậu phộng.
Sốc phản vệ có biển hiện nguy hiểm hơn phản ứng phản vệ, thường là do phát hiện muộn hoặc bệnh nhân chủ quan không can thiệp điều trị. Tuy nhiên, còn có phản ứng anaphylatoid cũng có lâm sàng y chang sốc phản vệ nhưng không thông qua trung gian IgE và không cần sự nhạy cảm như trước.
Các triệu chứng đặc trưng nhất của sốc phản vệ có thể nhận thấy bao gồm: choáng váng và vã mồ hôi, khó thở, xanh xao hoặc tím tái. Điều này có thể gây tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức.
Sau khi bạn đã được chẩn đoán, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên luôn mang theo một loại thuốc gọi là bơm tiêm adrenaline tự động bên mình. Thuốc này tạm thời ngăn chặn các phản ứng trong tương lai trở nên nguy hiểm đến tính mạng.
Dị ứng thực phẩm là một trong những nguyên nhân chính gây sốc phản vệ. Thực phẩm có thể gây ra phản vệ hoặc đôi khi sốc phản vệ nghiêm trọng bao gồm:
Các chất gây dị ứng khác có thể dẫn đến sốc phản vệ bao gồm:
Các triệu chứng phản vệ thường xảy ra trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tuy nhiên, đôi khi phản vệ có thể xảy ra nửa giờ hoặc lâu hơn sau khi tiếp xúc. Trong một số ít trường hợp, sốc phản vệ có thể bị sau khi tiếp xúc, tuy nhiên thường sẽ không quá 24 giờ kế từ thời gian tiếp xúc.
Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng hơn, hãy cấp cứu y tế ngay lập tức hoặc sử dụng bơm tiêm adrenaline tự động (nếu có sẵn bên bệnh nhân). Nếu không điều trị, các triệu chứng sốc phản vệ nghiêm trọng hơn, đe dọa tính mạng có thể xảy ra:
Chẩn đoán phản vệ và sốc phản vệ hoàn toàn dựa vào lâm sàng triệu chứng của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ hỏi bạn, hoặc trong một số trường hợp nguy kịch có thể hỏi người nhà bạn, các câu hỏi về tiền căn dị ứng và tiếp xúc dị nguyên trước đó, ví dụ như:
Một vài xét nghiệm hỗ trợ để giúp xác nhận chẩn đoán:
Việc chẩn đoán sẽ giúp bác sĩ chắc chắn trong việc kết luận bạn bị phản vệ và sốc phản vệ hay không. Đồng thời, loại trừ các tình trạng có triệu chứng tương tự, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị sốc phản vệ có thể rất đơn giản nhưng cũng có thể cực kỳ phức tạp, cần phải sử dụng đến phương pháp hồi sức tim phổi nâng cao (CPR) hoặc thông khí hỗ trợ. Bạn sẽ được sử dụng các loại thuốc sau:
Nếu bạn đi cùng người đang bị phản ứng phản vệ và có dấu hiệu sốc, hãy hành động nhanh chóng. Nếu họ có các triệu chứng như: làn da nhợt nhạt, mát mẻ và ẩm ướt; mạch yếu, nhanh; khó thở; lú lẫn; và mất ý thức. Hãy thực hiện ngay những việc sau:
Nhiều người có nguy cơ cao bị sốc phản vệ hoặc bị sốc phản vệ nhiều lần trước đây nên mang theo bơm tiêm adrenaline tự động. Thiết bị này là một ống tiêm kết hợp và một cây kim giấu kín để tiêm một liều thuốc duy nhất khi ấn vào đùi. Thay adrenaline (epinephrine) trước ngày hết hạn để đảm bảo ống tiêm hoạt động tốt. Sử dụng ống tiêm tự động ngay lập tức có thể giúp tình trạng sốc phản vệ không trở nên trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, hiện nay bơm tiêm adrenaline tự động chưa phổ biến ở nước ta. Ngoài ra, không tự tiện sử dụng bơm tiêm adrenaline tự động nếu chưa được tập huấn sử dụng, có thể dẫn tới tình trạng quá liều thuốc: bứt rứt, khó chịu, căng thẳng liên tục và run.
Điều trị lâu dài
Nếu vết đốt của côn trùng gây ra sốc phản vệ, có thể làm giảm phản ứng dị ứng của cơ thể và ngăn ngừa phản ứng nghiêm trọng trong tương lai.
Tuy nhiên, nếu sốc phản vệ xảy ra do thuốc hoặc thức ăn, không có biện pháp điều trị nào có thể phòng ngừa vào lại cơn sốc phản vệ trong tương lai.. Tức là, bạn vẫn sẽ gặp tình trạng sốc phản vệ nếu gặp các tác nhân gây dị ứng trong những lần sau, mặc dù trước đó đã được cấp cứu và điều trị cắt cơn sốc phản vệ. Nhưng bạn có thể thực hiện một vài lời khuyên sau và chuẩn bị sẵn sàng nếu nó xảy ra.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa sốc phản vệ là tránh xa các chất gây ra phản ứng nghiêm trọng này và tuân thủ một vài lưu ý sau:
Bài viết cung cấp các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và điều trị phản vệ và sốc phản vệ. Hi vọng bạn đã nắm được những thông tin cần thiết và phòng ngừa không để xảy ra tình trạng nguy hiểm này. Chúc bạn mạnh khỏe!