Điều trị sốc phản vệ kịp thời và hiệu quả
Điều trị phản vệ kịp thời và hiệu quả
Điều trị phản vệ kịp thời và hiệu quả - Ảnh: BookingCare

Điều trị sốc phản vệ kịp thời và hiệu quả

Tác giả: - Xuất bản: 15/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 16/01/2024
Điều trị phản vệ như thế nào? Cách sơ cứu tại chỗ ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách điều trị phản vệ kịp thời và hiệu quả.

Điều trị phản vệ cần thực hiện càng sớm càng tốt, đây được xem là tình trạng y tế khẩn cấp. Do đó, thời gian cứu người tính bằng giây, nếu không những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong có thể xảy ra do suy hô hấp cấp và tụt huyết áp.

Điều trị phản vệ

Sơ cứu tại chỗ

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn biết cách sơ cứu nếu gặp tình trạng phản vệ, bao gồm:

  • Tất cả trường hợp phản vệ phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp
  • Dừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên, tránh xa các dị nguyên nghi ngờ bị dị ứng (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi…)
  • Cho người bệnh nằm tại chỗ tư thế chân cao hơn đầu, nới lỏng quần áo, tạo không gian xung quanh thoáng, dễ thở.
  • Nếu người bệnh nôn hoặc có dấu hiệu chảy máu từ miệng, hãy giữ người bệnh nằm ở tư thế nghiêng để tránh sặc.
  • Hãy trò chuyện với người bệnh để giúp họ bình tĩnh và hợp tác điều trị, giữ nhịp thở và tránh rơi vào tình trạng hôn mê.
  • Nếu ngừng thở, cần thực hiện hồi sức tim phổi bằng cách ép ngực và thực hiện hô hấp nhân tạo.
  • Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu cứu sống người bệnh bị phản vệ, phải được tiêm bắp ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên.
  • Đối với người có tiền sử phản vệ có sẵn adrenalin mang theo người thì người bệnh hoặc người khác không phải là nhân viên y tế được phép sử dụng thuốc trong trường hợp khẩn cấp để tiêm bắp cấp cứu khi không có nhân viên y tế.

Cấp cứu tại cơ sở y tế 

1. Xử trí phản vệ nhẹ (độ I)

Dị ứng nhưng có thể chuyển thành nặng hoặc nguy kịch

  • Sử dụng thuốc methylprednisolon hoặc diphenhydramin uống hoặc tiêm tùy tình 
  • Tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ để xử trí kịp thời.

2. Xử trí cấp cứu phản vệ mức nặng và nguy kịch (độ II, III)

  •  Phản vệ độ II có thể nhanh chóng chuyển sang độ III, độ IV. Vì vậy, phải khẩn trương, xử trí đồng thời theo diễn biến bệnh:
  • Ngừng ngay tiếp xúc với thuốc hoặc dị nguyên (nếu có).
  • Tiêm hoặc truyền adrenalin 
  • Cho người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp, nghiêng trái nếu có nôn.
  • Thở oxy: người lớn 6-10 lít/phút, trẻ em 2-4 lít/phút qua mặt nạ hở.
  • Đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn, ý thức và các biểu hiện ở da, niêm mạc của người bệnh:
    • Ép tim ngoài lồng ngực và bóp bóng (nếu ngừng hô hấp, tuần hoàn).
    • Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu (nếu phù nề thanh môn, co thắt phế quản gây suy hô hấp).
  • Thiết lập đường truyền adrenalin tĩnh mạch với dây truyền thông thường nhưng kim tiêm to (cỡ 14G hoặc 16G) hoặc đặt catheter tĩnh mạch và một đường truyền tĩnh mạch thứ hai để truyền dịch nhanh.
  •  Hội ý với các đồng nghiệp, tập trung xử lý, báo cáo cấp trên, hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa cấp cứu, hồi sức và/hoặc chuyên khoa dị ứng (nếu có).

3. Theo dõi sau cấp cứu 

  • Trong giai đoạn cấp: theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2 và tri giác 3-5 phút/lần cho đến khi ổn định.
  • Trong giai đoạn ổn định: theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2 và tri giác mỗi 1-2 giờ giờ trong ít nhất 24 giờ tiếp theo.
  • Tất cả các người bệnh phản vệ cần được theo dõi ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định và đề phòng phản vệ pha 2.
  • Ngừng cấp cứu: nếu sau khi cấp cứu ngừng tuần hoàn tích cực không kết quả.

Điều trị phản vệ kịp thời sẽ bảo vệ được tính mạng, tránh gặp phải các biến chứng sau phản ứng phản vệ không mong muốn. Điều quan trọng là nhận biết và xử trí kịp thời, tìm ra nguyên nhân gây dị ứng sẽ giúp việc phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết