Biến chứng viêm khớp dạng thấp: Cảnh báo 6 biến chứng cần quan tâm
Biến chứng viêm khớp dạng thấp: Cảnh báo 6 biến chứng cần quan tâm
Biến chứng viêm khớp dạng thấp: Cảnh báo 6 biến chứng cần quan tâm
Tìm hiểu các biến chứng viêm khớp dạng thấp - Ảnh: BookingCare

Biến chứng viêm khớp dạng thấp: Cảnh báo 6 biến chứng cần quan tâm

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 28/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 28/11/2023
Viêm khớp dạng khớp có nguy hiểm không? Biến chứng viêm khớp dạng thấp? Đây đều là những câu hỏi được người bệnh đang điều trị bệnh lý này quan tâm. Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Người bệnh đã được chẩn đoán mắc viêm khớp dạng thấp cần tuân thủ việc điều trị, phối hợp chặt chẽ với bác sĩ. Việc điều trị sớm sẽ giúp giảm nguy cơ tổn thương khớp, cải thiện chất lượng cuộc sống. Ngược lại, nếu không được kiểm soát tốt, viêm khớp dạng thấp có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp. 

Nếu chẩn đoán trễ, điều trị trễ và không tích cực làm tăng nguy cơ tiến triển nặng, gây phá hủy cấu trúc, giảm mất chức năng, tàn phế, mất sức lao động, giảm chất lượng cuộc sống,...

Biến chứng viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp không chỉ ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân, gây sưng, xói mòn xương và biến dạng khớp mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh sau:

1. Loãng xương

Bản thân bệnh viêm khớp dạng thấp, cùng với một số loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương - tình trạng làm xương yếu đi và dễ bị gãy hơn.

2. Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là bệnh lý phổ biến ở những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Nguyên nhân là do tình trạng viêm có thể dẫn đến thần kinh giữa bị chèn ép khi đi qua vùng cổ tay. Người bệnh có các triệu chứng như đau nhức, tê và chuột rút ở ngón tay, ngón tay cái và một phần của bàn tay.

Triệu chứng của hội chứng ống cổ tay có thể được kiểm soát bằng các dụng cụ hỗ trợ như bao tay hoặc tiêm steroid. Tuy nhiên, trong các trường hợp nặng, phẫu thuật có thể được thực hiện. 

3. Viêm nhiễm lan tỏa

Viêm khớp dạng thấp có thể gây ra viêm nhiễm ở các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như:

  • Phổi: viêm phổi hoặc niêm mạc phổi có thể dẫn đến viêm màng phổi hoặc xơ phổi, gây đau ngực, ho khan và khó thở.
  • Tim: viêm mô xung quanh tim có thể dẫn đến viêm túi màng tim, gây đau ngực.
  • Mắt: viêm mắt có thể dẫn đến viêm cơ hoặc hội chứng Sjogren. Viêm cơ có thể gây đỏ và đau mắt, trong khi hội chứng hội chứng Sjogren có thể gây khô mắt.
  • Mạch máu: viêm mạch là một tình trạng viêm các mạch máu, gây ra những thay đổi tại thành mạch như dày lên, làm suy yếu, thu hẹp và sẹo. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu đến các cơ quan và mô của cơ thể, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, nếu điều trị sớm, việc viêm nhiễm lan tỏa đến các bộ phận khác của cơ thể ít xảy ra.

4. Các nốt thấp khớp

Các nốt thấp khớp thường hình thành xung quanh các điểm chịu áp lực, chẳng hạn như khuỷu tay. Tuy nhiên, những nốt này có thể hình thành ở bất cứ đâu trong cơ thể, bao gồm cả tim và phổi.

5. Bệnh tim mạch

Người bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao hơn phát triển bệnh tim mạch. Các yếu tố nội sinh do cơ thể tạo ra ngoài tấn công các khớp gây viêm khớp còn có thể tấn công vào các van tim gây ra bệnh thấp tim. Tuy nhiên, người bệnh có thể giảm nguy cơ bằng cách kiểm soát tốt tình trạng viêm khớp, kết hợp các yếu tố dưới đây:

  • Ngừng hút thuốc.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.
  • Tập thể dục đều đặn.

6. Ung thư hạch

Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ ung thư hạch, một nhóm bệnh ung thư máu phát triển trong hệ thống bạch huyết.

Trên đây là một số biến chứng nổi bật của viêm khớp dạng thấp. Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh không chỉ phải đối mặt với những cơn đau viêm, khó khăn trong việc vận động, mà còn phải đối mặt với những biến chứng tiềm tàng. Do vậy càng cần tuân thủ việc điều trị, theo dõi định kỳ với bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát bệnh hiệu quả. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết