Biện pháp phòng ngừa bệnh Tay chân miệng ở trẻ em
Biện pháp phòng ngừa bệnh Tay chân miệng ở trẻ em
Biện pháp phòng ngừa bệnh Tay chân miệng ở trẻ em
Biện pháp phòng ngừa bệnh Tay chân miệng ở trẻ em - Ảnh: BookingCare

Biện pháp phòng ngừa bệnh Tay chân miệng ở trẻ em

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 29/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 29/11/2023
Các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng hiệu quả được liệt kê dưới đây sẽ giúp phụ huynh cũng như những người chăm sóc trẻ có thể chủ động thực hiện để giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh.

Tay chân miệng là bệnh phổ biến ở trẻ em, gây ra do một nhóm các loại virus. Bệnh với triệu chứng đặc trưng là các nốt phát ban trên tay, chân và miệng, đau họng, sốt, đau đầu và có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn ở một số trường hợp.

Bệnh tay chân miệng thường lây lan nhanh chóng qua tiếp xúc trực tiếp với chất nhầy từ mũi hoặc họng, dịch cơ thể của người mắc bệnh, hoặc tiếp xúc với bề mặt có virus. Nguy cơ lây lan tăng cao tại các khu vực đông người như trường học, nhà trẻ, và các khu vực công cộng khác.

Biện pháp phòng ngừa bệnh Tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh gây ra bởi virus và lây lan qua tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh. Vì vậy một số biện pháp giúp phòng ngừa hiệu quả bao gồm:

Rửa tay thường xuyên

Luôn rửa tay:

  • Sau khi thay tã.
  • Sau khi sử dụng nhà vệ sinh.
  • Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.
  • Trước và sau khi chăm sóc người bệnh.

Hướng dẫn trẻ về cách vệ sinh cá nhân

Hướng dẫn con bạn cách rửa tay và giúp trẻ rửa tay thường xuyên. Hướng dẫn cho trẻ cách thực hành vệ sinh tổng thể tốt. Giải thích cho trẻ lý do tại sao tốt nhất không nên cho ngón tay, bàn tay hoặc bất kỳ đồ vật nào khác vào miệng.

Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh

bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan nên người mắc bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người khác khi họ có triệu chứng. Phụ huynh nên cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng ở nhà cho đến khi hết sốt và miệng các vết loét đã lành.

Làm sạch và khử trùng

  • Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).
  • Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.
  • Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2%.

Tầm quan trọng của việc phòng ngừa lây lan bệnh

Phòng ngừa là cực kỳ quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tay chân miệng. Việc áp dụng những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả này không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh trong cộng đồng. 

Đặc biệt là ở những nơi tập trung đông đúc, việc tăng cường thông tin, giáo dục và thực hiện các biện pháp phòng ngừa không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn giữ cho môi trường xung quanh sạch sẽ và an toàn hơn.

Với sự chủ động trong việc áp dụng những biện pháp phòng ngừa trên, có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cho trẻ.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare