Bỏ túi các phương pháp điều trị đẩy lùi cúm A
Bỏ túi các phương pháp điều trị đẩy lùi cúm A
Điều trị cúm A chủ yếu là điều trị triệu chứng
Điều trị cúm A chủ yếu là điều trị triệu chứng - Ảnh: BookingCare

Bỏ túi các phương pháp điều trị đẩy lùi cúm A

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 13/01/2024 | Cập nhật lần cuối: 22/01/2024
Tại nước ta, hằng năm dịch cúm A kéo dài từ tháng 6 trở đi, những tháng cuối năm, thời tiết đông xuân, khí hậu lạnh là điều kiện thuận lợi cho virus cúm A phát triển và lây nhiễm mạnh trong cộng đồng. Dù là bệnh phổ biến nhưng không phải ai cũng biết các phương pháp điều trị giúp đẩy lùi bệnh cúm nhanh và hiệu quả.

Cúm thường diễn biến nhẹ và hồi phục sau 5-7 ngày nhưng cũng có khi diễn biến nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt trên đối tượng trẻ em và người già. Bỏ túi ngay phương pháp điều trị đẩy lùi cúm A qua những chia sẻ dưới đây.

Điều trị cúm A hiệu quả tại nhà 

Bệnh cúm A thông thường diễn biến qua các giai đoạn như thời kỳ ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và lui bệnh. Ở giai đoạn sớm người mắc cúm A gần như không có triệu chứng nhiều, từ giai đoạn bệnh tiến triển sẽ xuất hiện các triệu chứng cúm A, đây là lúc cần có các phương pháp điều trị tích cực giúp giảm nhẹ các triệu chứng.

Một vài lưu ý và cách điều trị rất hữu ích khi tự điều trị cúm A tại nhà nĐiều trị cúm A hiệu quả hư:

  • Nghỉ ngơi,tránh vận động mạnh trong khi bị nhiễm cúm.
  • Uống nhiều nước, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả, bổ sung vitamin giúp tăng cường đề kháng.
  • Hạ sốt: khi sốt cao trên 38,5 độ C, người bệnh có thể dùng các thuốc hạ sốt  có chứa paracetamol.. Không nên để cơ thể bị sốt cao kéo dài vì sẽ gây mất nước, mất điện giải; từ đó có thể gây ra rối loạn chuyển hóa, hoặc gây co giật do sốt ở trẻ em. Bổ sung dịch bằng dung dịch Oresol đường uống giúp bù nước, điện giải do đó cũng giúp hạ sốt ở người bệnh nhiễm cúm A.Điều trị triệu chứng: 
    • Giảm chảy dịch mũi, ngạt mũi: người bệnh có thể dùng các thuốc kháng Histamin. Nếu vẫn ngạt mũi nhiều, người bệnh có thể dùng thêm thuốc co mạch mũi có chứa Oxymetazoline hoặc Xylometazoline.
    • Vệ sinh mũi bằng cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc các loại nước muối xịt mũi.
    • Giảm ho: các thuốc kháng Histamin kể trên cũng giúp giảm ho khan ở người nhiễm cúm.
    • Giảm đau họng: có thể súc họng bằng dung dịch Betadin 1%, cùng thuốc chống viêm tại chỗ dạng viên ngậm.

Khi nào cúm A cần đến gặp bác sĩ?

Việc điều trị cúm tại nhà giúp giải quyết phần lớn các trường hợp mắc cúm. Tuy nhiên do diễn biến khó lường và nhanh chóng của virus cúm, các chuyên gia khuyến cáo những trường hợp mắc Cúm A sau nên đến gặp bác sĩ :

  • Người cao tuổi (>65 tuổi), đặc biệt có các bệnh lý nền kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi trẻ sơ sinh, trẻ dưới 12 tháng tuổi.
  • Người mắc các bệnh lý mạn tính như bệnh gan, bệnh thận, bệnh tim hoặc các bệnh huyết học…
  • Phụ nữ đang mang thai bất kỳ giai đoạn nào, bao gồm cả những người dự định mang thai, hiện đang mang thai hoặc mới sinh con trong mùa cúm.
  • Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu do rối loạn tự miễn dịch, ung thư, trải qua hóa trị hoặc dùng corticoid.
  • Các trường hợp tự theo dõi và điều trị tại nhà, nhưng triệu chứng nặng dần lên

Phương pháp điều trị cúm A

Tuỳ vào từng trường hợp và triệu chứng cúm A của người mắc, lứa tuổi, mức độ mà bác sĩ có thể lựa chọn điều trị bằng các phương pháp khác nhau. Một vài phương pháp được sử dụng bao gồm:

  • Sử dụng thuốc kháng virus: 
    • Có tác dụng tốt khi sử dụng trong 24h kể từ khi người bệnh phát hiện các triệu chứng cúm như sốt cao, đau đầu. 
    • Thuốc kháng vi rút phải được chỉ định sử dụng đúng mới có hiệu quả tốt và cần được theo dõi an toàn. Trường hợp dùng không đúng sẽ không có tác dụng và gây nhiều tác dụng phụ. Vì thế thuốc cần được sử dụng theo chỉ định và giám sát của bác sĩ.
    • Một số loại thuốc kháng virus phổ biến là: Zanamivir (Relenza), Oseltamivir (Tamiflu), Peramivir (Rapivab), Baloxavir marbocyl (Xo Fluza).
  • Các thuốc hạ sốt giảm đau như Ibuprofen, hoặc nặng hơn có thể dùng đường tiêm truyền khi sốt cao và không đáp ứng với paracetamol thông thường.
  • Các thuốc long đờm: Acemuc, Bromhexin, Ambroxol… 
  • Thuốc giảm ho như Codcerin cho người lớn, Theralene cho trẻ nhỏ đều cần được kê bởi các bác sĩ.
  • Kháng sinh: thuốc kháng sinh không có hiệu quả chống lại virus cúm, do đó không được kê đơn để điều trị bệnh cúm A, mà chỉ dùng khi có bội nhiễm vi khuẩn. Do vậy, việc sử dụng kháng sinh cần có sự tham vấn và đồng ý của bác sĩ sau khi đánh giá đúng tình trạng bội nhiễm ở người bệnh nhiễm cúm A.
  • Bên cạnh điều trị thuốc, chăm sóc và tăng cường dinh dưỡng giúp nâng cao sức đề kháng cũng là một biện pháp quan trọng trong quá trình điều trị cúm A. Uống nhiều nước, bổ sung vitamin từ hoa quả và rau xanh, trong một vài trường hợp có thể sử dụng vitamin tổng hợp. Kết hợp nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng.

Trên đây là các phương pháp điều trị cúm A an toàn, giúp đẩy lùi cúm A nhanh chóng. Khi có các dấu hiệu nặng hơn của bệnh cúm A người bệnh không nên chủ quan, hãy đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare