Vitamin A có vai trò quan trọng trong bảo vệ mắt, chống quáng gà, tăng cường hệ miễn dịch và tăng trưởng ở trẻ em. Thiếu vitamin A gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, bao gồm chậm lớn, giảm sức đề kháng,... Cùng BookingCare tìm hiểu các biện pháp phòng chống thiếu vitamin A ở trẻ qua bài viết dưới đây.
Vitamin A là vitamin tan trong dầu, liên quan đến nhiều chức năng của cơ thể. Với trẻ nhỏ, vitamin A có những vai trò sau:
Thiếu vitamin ở trẻ thường do các nguyên nhân như: dinh dưỡng không bảo đảm, trẻ mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn (như tiêu chảy, viêm đường hô hấp,...), suy dinh dưỡng.
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu vitamin A ở nhiều trẻ hiện nay. Bữa ăn không đa dạng, ăn thực phẩm nghèo vitamin A sẽ dẫn đến cơ thể của trẻ không đủ lượng vitamin A khuyến nghị cho bảo đảm các hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Bữa ăn thiếu chất béo cũng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vitamin.
Với những trẻ còn bú mẹ, nguồn vitamin A chủ yếu đến từ sữa mẹ. Vì vậy, trong giai đoạn này, nếu bữa ăn của mẹ không đảm bảo đầy đủ vitamin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ.
Ở trẻ nhỏ, do nhiều yếu tố tác động, bé dễ mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn như tiêu chảy, sởi, viêm đường hô hấp,... làm cơ thể tăng nhu cầu sử dụng vitamin A và đó cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu vitamin A ở trẻ.
Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ có mối liên quan mật thiết với tình trạng thiếu vitamin A. Mặt khác, khi cơ thể thiếu các khoáng chất, điển hình là kẽm cũng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vitamin A.
Ở trẻ, thiếu vitamin A gây nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ hiện tại và tương lai.
Các biện pháp phòng chống thiếu vitamin A ở trẻ bao gồm: cải thiện, nâng cao chất lượng bữa ăn, nuôi con bằng sữa mẹ, bổ sung vitamin A cho trẻ và bảo đảm sức khỏe chung cho trẻ.
Bữa ăn của trẻ cần bảo đảm tính đa dạng thực phẩm (từ 10 loại thực phẩm trở nên) và đầy đủ dưỡng chất dinh dưỡng, vitamin. Cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A vào chế độ ăn cho trẻ như thịt, cá, trứng,...
Nguồn thực phẩm giàu Beta Caroten (tiền vitamin A) gồm cà rốt, rau dền, cà chua, đu đủ, gấc,...
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần bảo đảm bữa ăn của trẻ đầy đủ chất béo để hỗ trợ quá trình chuyển hoá và hấp thu vitamin vào cơ thể.
Đối với trẻ nhỏ, cần thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu vì sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin tốt nhất. Sau 6 tháng, cần kết hợp sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của cơ thể.
Trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi cần được uống bổ sung định kỳ vitamin liều cao mỗi năm 2 lần theo đúng khuyến nghị về dinh dưỡng.
Cần bảo đảm sức khỏe chung cho trẻ để phòng chống các bệnh lý nhiễm trùng, bao gồm giữ gìn vệ sinh môi trường sống quanh trẻ, tiêm chủng đầy đủ, thực hiện vệ sinh ăn uống,...
Trên đây là chi tiết các biện pháp phòng chống thiếu vitamin A ở trẻ mà ba mẹ nên biết. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp các bậc phụ huynh chăm sóc con trẻ tốt hơn cũng như phòng tránh những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.