Những năm đầu đời là "giai đoạn vàng" cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Hiểu về suy dinh dưỡng ở trẻ em giúp cha mẹ kịp thời phát hiện, phòng ngừa và khắc phục hiệu quả tình trạng này. Điều trị suy dinh dưỡng là cách tốt nhất giúp trẻ trở lại đà tăng trưởng và phát triển kịp lứa tuổi.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), suy dinh dưỡng đề cập đến sự thiếu hụt hoặc mất cân bằng trong việc cung cấp năng lượng và/hoặc chất dinh dưỡng của một người.
Trẻ suy dinh dưỡng bị thiếu lượng calo, vitamin và khoáng chất quan trọng, khiến não và cơ thể chúng không thể phát triển bình thường. Hậu quả tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài có thể không thể khắc phục được. Ở mức tồi tệ nhất, suy dinh dưỡng có thể đe dọa tính mạng.
Tác động tức thời của tình trạng thiếu dinh dưỡng là sụt cân hoặc chậm phát triển, suy giảm khả năng tư duy và suy yếu hệ thống miễn dịch. Trong trường hợp nghiêm trọng, cơ thể trẻ có thể tự ăn mô mỡ và cơ của chính mình để tồn tại.
Khi trẻ không được ăn uống đầy đủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chống lại nhiễm trùng, các bệnh thông thường có thể trở nên nguy hiểm. Hầu hết trẻ suy dinh dưỡng sẽ bị suy giảm khả năng học tập trong suốt quãng đời còn lại.
Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ thể hiện ở việc cân nặng của trẻ chỉ ở mức dưới 80% so với trẻ bình thường. Hoặc cân nặng của trẻ tụt giảm từ 5 - 10 % trở lên so với trọng lượng cơ thể của trẻ trong vòng 3 - 6 tháng.
Ngoài dấu hiệu về cân nặng trên, một số dấu hiệu dưới đây có thể cảnh báo tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ:
Dựa vào cân nặng theo tuổi và tiêu chuẩn WHO của cân nặng chuẩn, có thể chia suy dinh dưỡng thành:
Về bản chất, nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ là do sự thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn uống. Có nhiều yếu tố góp phần gây ra tình trạng này ở trẻ.
Suy dinh dưỡng bào thai là một trong những nguyên nhân thường gặp ảnh hưởng đến khả năng phát triển của trẻ, trong đó có suy dinh dưỡng. Tình trạng này xảy ra do người mẹ ăn uống không đầy đủ khi mang thai khiến trẻ thiếu dinh dưỡng cần thiết từ trong bào thai.
Suy dinh dưỡng bào thai cũng làm tăng nguy cơ sinh non hoặc mắc các bệnh lý khác khi chào đời.
Chế độ ăn uống không đủ chất thể hiện ở việc trẻ không được cung cấp đủ lượng thực phẩm cần thiết hoặc ăn quá nhiều thực phẩm không phù hợp. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng:
Trẻ có hệ vi sinh đường ruột tốt giúp đảm bảo khả năng tiêu hóa và hấp thu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân: sử dụng kháng sinh kéo dài, thức ăn nhiễm khuẩn, bệnh về đường tiêu hóa… khiến trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Những trẻ này thường gặp tình trạng giảm hấp thu dẫn tới suy dinh dưỡng.
Một số trẻ gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần như: trầm cảm, chán ăn tâm thần, ăn ói hoặc các rối loạn ăn uống khác... Dễ dẫn tới sợ hãi và ám ảnh về thức ăn dẫn tới chán ăn và bị suy dinh dưỡng.
Sữa mẹ rất cần cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt trong 2 năm đầu đời. Chính vì vậy, trẻ sử dụng sữa công thức, cai sữa quá sớm... có thể tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Ngoài ra, có những mẹ quá suy dinh dưỡng cho con bú có thể không cung cấp đủ lượng chất cần thiết cho bé khiến trẻ yếu ớt, chậm phát triển.
Suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng:
Suy dinh dưỡng và thiếu vi chất (thiếu đạm, sắt, kẽm, vitamin,...) làm hệ miễn dịch của trẻ yếu đi nên dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, phải sử dụng kháng sinh thường xuyên, gây biếng ăn, tiêu hóa kém, không hấp thụ được dưỡng chất, càng làm suy dinh dưỡng nặng hơn.
Rối loạn các chức năng cơ thể, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe:
Tình trạng suy dinh dưỡng sẽ làm cho các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn. Các cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề nhất là gan, tim và thận có thể dẫn đến gan thoái hóa mỡ, suy tim, suy thận,....
Thiếu vi chất cũng gây nhiều vấn đề sức khỏe. Ví dụ, thiếu vitamin A gây khô giác mạc, quáng gà, ảnh hưởng xấu đến thị giác của trẻ; thiếu sắt, đạm và một số vitamin nhóm B gây thiếu máu; thiếu đạm, canxi, kẽm, vitamin A,D, K,... ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, thiếu đạm gây phù,...
Chậm phát triển thể chất:
Ảnh hưởng trên tầm vóc. Thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng trên chức năng toàn bộ các hệ cơ quan của cơ thể, kể cả hệ cơ xương, nhất là ở giai đoạn 1000 ngày đầu đời (giai đoạn bào thai và 2 năm đầu). Suy dinh dưỡng sớm và kéo dài làm cho trẻ phát triển còi cọc, khi trưởng thành có tầm vóc thấp, tăng nguy cơ béo phì về sau.
Chậm phát triển tâm thần:
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ trong giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi do thiếu hụt các chất cần thiết cho sự phát triển não và trí tuệ của trẻ như chất béo, chất đường bột, sắt, iốt, DHA, Taurine,...
Trẻ bị suy dinh dưỡng cũng thường chậm chạp, gặp các vấn đề về ngôn ngữ, trí nhớ và giao tiếp xã hội kéo theo sự giảm khả năng chú ý, học tập, tiếp thu.
Để phòng chống tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ cha mẹ cần áp dụng các biện pháp sau:
Suy dinh dưỡng ở trẻ không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất mà còn khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ, dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng và ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp. Hiểu về suy dinh dưỡng ở trẻ giúp cha mẹ khắc phục và phòng ngừa hiệu quả.