Sự tiến triển của bệnh Parkinson chia thành 5 giai đoạn. Mức độ nguy hiểm của bệnh tăng lên theo từng giai đoạn. Phát hiện dấu hiệu của bệnh ở những giai đoạn đầu (giai đoạn 1 và 2) sẽ giúp việc điều trị các triệu chứng bệnh được dễ dàng hơn.
Bệnh Parkinson có nguy hiểm không là tùy vào mức độ bệnh Parkinson ảnh hưởng đến từng cá nhân ở mỗi giai đoạn. Có nhiều cách phân chia giai đoạn bệnh khác nhau, tuy nhiên trong thực hành lâm sàng của các bác sĩ, phổ biến nhất là cách phân chia giai đoạn theo Hoehn và Yahr như sau:
Đây là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh Parkinson. Ở giai đoạn này người bệnh bắt đầu gặp phải các dấu hiệu run và cử động khó khăn, cứng nhắc hơn ở 1 bên cơ thể, nhưng chưa đủ nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, bệnh nhân vẫn tự chủ trong các sinh hoạt.
Trên thực tế các triệu chứng ở giai đoạn đầu chỉ thoáng qua nên thường không được chú ý đến. Tuy nhiên bạn có thể nhận thấy những thay đổi trong dáng đi hoặc nét mặt của người bệnh.
Một số tác giả đề xuất thêm giai đoạn 1.5, trong đó các triệu chứng run, cứng cũng mới chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể nhưng bắt đầu ảnh hưởng thêm đến các cơ trục thân như cơ lưng, cổ làm người mắc có dáng vẻ cúi gù hơn.
Ở giai đoạn 2, các triệu chứng đã rõ ràng hơn giai đoạn 1 và ảnh hưởng đến cả hai bên cơ thể. Tình trạng run xảy ra nhiều hơn và kèm theo tình trạng cứng cơ.
Tình trạng cứng cơ khiến cho việc hoạt động đi lại và các cử động thông thường trở nên khó khăn và người bệnh mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc hàng ngày.
Khả năng giữ thăng bằng ở giai đoạn 2 vẫn chưa bị ảnh hưởng, phần lớn người mắc bệnh Parkinson vẫn có thể tự đi lại và chưa cần người thân hoặc dụng cụ trợ giúp như nạng hoặc khung.
Các dấu hiệu xuất hiện ở hai bên cơ thể gây ra sự thay đổi tư thế rõ rệt. Dáng người của bệnh nhân trở nên khom cúi về phía trước. Quá trình tiến triển từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2 có thể mất vài tháng đến vài năm tùy từng trạng bệnh của mỗi người.
Ở giai đoạn này người bệnh bắt đầu nhận thấy sự gia tăng về mức độ các triệu chứng, xuất hiện ở cả 2 bên cơ thể đồng thời bệnh nhân có tình trạng mất thăng bằng nhưng vẫn tự chủ được trong hoạt động tuy có bị hạn chế.
Đây được coi là bước ngoặt của bệnh Parkinson, giai đoạn này người bệnh rất dễ bị ngã và khó thực hiện các công việc hàng ngày. Ngoài các triệu chứng của giai đoạn 2, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng khác như:
Trong giai đoạn này, việc sử dụng thuốc, kết hợp với vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Ở giai đoạn 4, người mắc Parkinson bị suy giảm chức năng nặng, tuy vậy vẫn có thể đứng và đi lại 1 đoạn ngắn nhưng cần sự hỗ trợ một phần ( từ người thân, khung tập đi, thiết bị hỗ trợ khác) để di chuyển.
Sự khác biệt ở giai đoạn này là khả năng sống độc lập của người bệnh đã bị giảm sút. Người mắc bệnh Parkinson sẽ cần sự hỗ trợ từ người thân trong các việc chăm sóc bản thân hàng ngày.
Giai đoạn 5 là giai đoạn cuối cùng và nghiêm trọng nhất của bệnh Parkinson, người bệnh phải ngồi xe lăn hoặc nằm tại giường, không còn tự chủ được. Giai đoạn này, hầu như các loại thuốc điều trị đều không còn tác dụng như mong muốn.
Trong giai đoạn 5, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như:
Các biến chứng thường xảy ra ở những bệnh nhân Parkinson giai đoạn cuối (giai đoạn 5), bao gồm:
Trên đây là thông tin về những giai đoạn của bệnh Parkinson. Việc nhận biết sớm các triệu chứng giúp bệnh nhân và người thân có sự tư vấn kịp thời từ bác sĩ, đồng thời có kế hoạch chăm sóc và phòng ngừa các biến chứng của bệnh, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người mắc.