Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?
Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?
Bệnh Parkinson có nguy hiểm không? - Ảnh: BookingCare

Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?

Tác giả: - Xuất bản: 01/10/2023 - Cập nhật lần cuối: 05/10/2023
Bệnh Parkinson là một bệnh do thoái hóa hệ thần kinh gây ra, biểu hiện ở các rối loạn vận động. Bệnh Parkinson có nguy hiểm không, biến chứng của nó như thế nào rất được quan tâm khi mới được chẩn đoán.

Hiện nay vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân của bệnh Parkinson. Các triệu chứng điển hình của bệnh Parkinson là chứng run khi nghỉ, đơ cứng cơ, di chuyển chậm và mất thăng bằng.

Những triệu chứng này có trong giai đoạn đầu của bệnh Parkinson và nặng hơn khi bệnh tiến triển. Cần thăm khám với bác sĩ kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm của Parkinson đến cơ thể.

“Theo báo cáo của WHO, tỷ lệ mắc ở các nước phát triển vào khoảng 0,3% dân số. Tỷ lệ này tăng dần theo độ tuổi, từ 1% ở những người trên 60 tuổi lên 4% ở những người trên 80 tuổi. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh Parkinson so với các bệnh thần kinh khác là khoảng 1,6%.” - Trích Thư Viện Số Tài Liệu Nội Sinh.

Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?

Bệnh Parkinson không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì chưa tìm ra nguyên nhân chính xác nên vẫn chưa chữa khỏi bệnh Parkinson hoàn toàn.

Bệnh Parkinson có nguy hiểm không là tùy vào mức độ bệnh Parkinson ảnh hưởng đến từng cá nhân ở mỗi giai đoạn khác nhau. Có 5 giai đoạn tiến triển của bệnh Parkinson (theo Hoehn & Yahr):

  • Giai đoạn 1: Có các dấu hiệu ở 1 bên cơ thể, bệnh nhân vẫn tự chủ trong các sinh hoạt.
  • Giai đoạn 2: có các dấu hiệu ở hai bên cơ thể nhưng không bị mất thăng bằng.
  • Giai đoạn 3: có triệu chứng cả 2 bên cơ thể có mất thăng bằng nhưng bệnh nhân vẫn tự chủ được trong hoạt động tuy có bị hạn chế.
  • Giai đoạn 4: bị suy giảm chức năng nặng nhưng vẫn có thể đi đứng được cần sự hỗ trợ một phần.
  • Giai đoạn 5: bệnh nhân phải ngồi xe lăn hoặc nằm tại giường, không còn tự chủ được.

Các triệu chứng bệnh Parkinson gây ra nhiều khó khăn trong ăn uống, vận động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Các triệu chứng chung thường gặp ở các giai đoạn là:

  • Run khi nghỉ ngơi, người bệnh không thể tự chủ được hành vi của mình dẫn đến gặp các chấn thương, thương tích khi sử dụng các độ vật sắc nhọn.
  • Giọng nói chậm, nói ngọng, khó phát âm ảnh hưởng đến giao tiếp, truyền đạt thông tin người bệnh đến mọi người xung quanh.
  • Cứng các chi, dáng đi xiêu vẹo, tư thế không ổn định gây ra các vấn đề về thăng bằng, dẫn đến tăng nguy cơ té ngã có thể gây ra chấn thương mạnh nguy hiểm đến tính mạng.
  • Khó nhai, nuốt ảnh hưởng đến sinh hoạt ăn uống, tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh.
  • Suy giảm nhận thức, mất trí nhớ. Người bệnh suy giảm khả năng phán đoán tình huống, xử lý và tiếp nhận thông tin. Trong những trường hợp nguy hiểm, hỏa hoạn không thể tự bảo vệ bản thân được.
  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không đúng giấc ảnh hưởng đến thần kinh, não bộ.
  • Trầm cảm hoặc lo lắng dễ dẫn đến suy nghĩ tiêu cực thậm chí tự tử.
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây ra táo bón.

Bệnh Parkinson nếu được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ tiến triển nặng dần, ở giai đoạn cuối (giai đoạn 5) của bệnh các triệu chứng sẽ ngày càng trở nên suy nhược.

Người bệnh sẽ gặp các vấn đề nghiêm trọng về tư thế ở lưng, cổ và hông khiến họ sẽ phải ngồi xe lăn và có thể nằm liệt giường. Ngoài các tác dụng phụ của các thuốc điều trị ở trên còn gặp các tai biến, biến chứng sau:

  • Suy mòn, suy kiệt do chức năng đường ruột kém, bệnh nhân run nhiều mất năng lượng.
  • Thiếu vitamin D nên dễ gây loãng xương do tình trạng ít vận động.
  • Dễ bị ngã do mất thăng bằng, kết hợp với loãng xương vì vậy nguy cơ gãy xương cao, nhất là gãy cổ xương đùi.
  • Bội nhiễm phổi hoặc viêm phổi nhất là giai đoạn nặng do bệnh nhân suy mòn kết hợp co cứng cơ nên mất khả năng ho khạc.

Phòng bệnh Parkinson như thế nào?

Như đã nói, đến nay nguyên nhân chính xác của bệnh Parkinson vẫn đang được nghiên cứu và bàn luân. Chính vì thế, hiện nay vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm cũng như phòng bệnh Parkinson hoàn toàn.

Dưới đây mà một số lời khuyên để giúp bạn phòng ngừa bệnh Parkinson: 

1. Khám tổng quát sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần là lời khuyên rất có ích để bảo vệ sức khỏe của bạn. Việc khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường bên trong cơ thể, là mầm mống của các bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhất là với bệnh Parkinson, bởi trong giai đoạn đầu của bệnh bạn có những triệu chứng không rõ ràng và bỏ qua chúng khiến tình trạng càng nặng nề hơn.

Đặc biệt với những gia đình có người bị bệnh Parkinson thì việc khám định kỳ sàng lọc nguy cơ gây bệnh càng quan trọng hơn. 

2. Chăm sóc sức khỏe trí não

Để tăng cường sức khỏe cho trí não, làm chậm tiến trình thoái hóa của tế bào thần kinh, bạn nên:

  • Không để căng thẳng, stress kéo dài
  • Cân bằng thời gian làm việc và thư giãn giúp não bộ được nghỉ ngơi đầy đủ
  • Tránh sử dụng các chất kích thích có hại cho thần kinh, hạn chế uống cafe, coca, rượu bia,..
  • Thực hiện chế độ tập luyện thể dục thể thao cân đối và đều đặn.  

3. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là cần thiết để duy trì một sức khỏe tốt, đặc biệt trong việc phòng và điều trị các bệnh. Chế độ ăn trong kế hoạch phòng bệnh Parkinson bao gồm:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày. 
  • Uống trà xanh mỗi ngày để cung cấp chất chống oxy hóa ngăn cho độc tố gây hại tế bào thần kinh tấn công vào não.
  • Bổ sung vitamin D (có thể tắm nắng sáng) giúp tổng hợp canxi để ngăn ngừa bệnh loãng xương.
  • Ưu tiên ăn các loại rau xanh, trái cây giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên cám. 
  • Hạn chế ăn quá nhiều protein động vật và các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa, nhất là thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ. 
  • Đa dạng và thay đổi thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Bệnh Parkinson sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Đặc biệt là với những người nằm trong nhóm nguy cơ cao như người lớn tuổi, người thường xuyên làm việc trong môi trường tiếp xúc với hóa chất, thuốc trừ sâu, người có người thân trong gia đình mắc bệnh Parkinson,... càng cần phải nâng cao ý thức phòng bệnh.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết