Các nguyên nhân gây bệnh sốt vàng có thể bạn chưa biết
Các nguyên nhân gây bệnh sốt vàng có thể bạn chưa biết
Virut sốt vàng chủ yếu truyền qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti - Ảnh BookingCare
Virut sốt vàng chủ yếu truyền qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti - Ảnh BookingCare

Các nguyên nhân gây bệnh sốt vàng có thể bạn chưa biết

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 13/02/2024 | Cập nhật lần cuối: 13/02/2024
Nguyên nhân mắc bệnh sốt vàng là do sự xâm nhập của virut từ muỗi Aedes aegypti vào cơ thể người bị muỗi đốt. Bệnh sốt vàng gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Có nhiều loài muỗi truyền bệnh gây ra bệnh sốt vàng ở người. Trong đó phổ biến nhất là muỗi Aedes aegypti, Aedes albopictus, Ae. africanus, Ae. bromelia, Ae. simpsoni, Ae. furcifer-taylori, Ae. luteocephalus, Ae. Albopictus và một số loài muỗi rừng thuộc nhóm Haemagogus.

Cách thức lây truyền bệnh

  • Virut sốt vàng có khả năng tồn tại và nhân lên trong tế bào của nhiều loài muỗi. Khi ra khỏi cơ thể muỗi thì virut dễ dàng bị diệt bởi hầu hết các loại hóa chất khử khuẩn thông thường và chất tẩy, xà phòng; ánh sáng mặt trời và tia tử ngoại. 
  • Muỗi là nguồn chứa virut hay nói cách khác virut gây bệnh sốt vàng sống bên trong cơ thể muỗi. Virut sốt vàng chủ yếu truyền qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti và các loài muỗi Aedes khác như muỗi cọ (Aedes albopictus). 
  • Virut sốt vàng da được đưa vào cơ thể một con muỗi cái khi nó hút máu của một người hoặc các loài linh trưởng bị nhiễm bệnh. Virut đến dạ dày muỗi, nếu nồng độ virut đủ cao nó có thể lây nhiễm vào các tế bào biểu mô và nhân số lượng, sau đó đi vào máu và tuyến nước bọt. Khi muỗi hút máu người tiếp theo, virut sẽ theo nước bọt vào máu của người bị cắn.

Bệnh sốt vàng thường phát sinh vào mùa mưa, khí hậu nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 20 độ C), là giai đoạn phát triển mạnh của loài muỗi Aedes. Ở khu vực bệnh lưu hành, mọi chủng người đều có thể nhiễm vi rút sốt vàng, song nhóm người có nguy cơ cao hơn với bệnh là trẻ em và những người có nghề nghiệp phải thường xuyên phơi nhiễm cho muỗi tấn công đốt hút máu.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh sốt vàng

Mặc dù ở Việt Nam vẫn chưa có ca bệnh sốt vàng lưu hành, nhưng có nhiều người Việt đang sinh sống và làm việc ở những nước có dịch bệnh và du khách từ các nước đang có dịch bệnh về nước nên không khỏi tránh bệnh dịch xuất hiện. Bất cứ ai cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh sốt vàng nếu đi du lịch đến một quốc gia nào đó có virut gây bệnh sốt vàng. Những khu vực này bao gồm châu Phi cận Sahara và Nam Mỹ.

Ngay cả khi không có báo cáo hiện tại về người nhiễm bệnh ở các khu vực này, không có nghĩa là bạn không nguy cơ mắc bệnh. Có thể người dân địa phương đã được tiêm phòng để phòng bệnh, hoặc các trường hợp sốt vàng da chưa được phát hiện và báo cáo chính thức.

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm virut sốt vàng da, song nhóm người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh là:

  • Người lớn tuổi
  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ sơ sinh < 6 tháng
  • Những người suy giảm miễn dịch
  • Người có nghề nghiệp phải thường xuyên phơi nhiễm cho muỗi tấn công, đốt, hút máu (làm việc trong rừng, trong môi trường ẩm ướt).

Nếu bạn là người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại các quốc gia có nguy cơ mắc bệnh sốt vàng cao (vùng dịch tễ của bệnh sốt vàng) như châu Phi cận Sahara và Nam Mỹ thì đừng quên tiêm vắc xin phòng bệnh và áp dụng chặt chẽ các quy định dự phòng của Bộ Y tế, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết