Các phương pháp điều trị bệnh u nang buồng trứng
Các phương pháp điều trị bệnh u nang buồng trứng
Các phương pháp điều trị bệnh u nang buồng trứng
Các phương pháp điều trị bệnh u nang buồng trứng - Ảnh: BookingCare

Các phương pháp điều trị bệnh u nang buồng trứng

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 10/10/2023 | Cập nhật lần cuối: 16/10/2023
Điều trị u nang buồng trứng từ sớm sẽ giúp chị em phụ nữ tránh được các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến các phương pháp điều trị u nang buồng trứng đang được áp dụng hiện nay.

U nang buồng trứng chức năng thường tự biến mất sau vài ba chu kỳ kinh. Tuy nhiên nếu khối u phát triển lớn, chứa nhiều dịch chất lỏng bên trong hoặc biến chứng thì cần can thiệp đến các biện pháp điều trị như dùng thuốc hoặc phẫu thuật. 

U nang thực thể do bản chất là các bất thường về cấu trúc nên để điều trị thì cần thiết phải có sự can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên tùy thuộc vào lứa tuổi, nhu cầu sinh sản, tính chất khối u mà các bác sĩ sẽ có các biện pháp can thiệp phù hợp.

Các phương pháp điều trị bệnh u nang buồng trứng

Điều trị khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của bạn, loại và kích thước của u nang, nhu cầu sinh sản và các triệu chứng của bạn.

Bác sĩ có thể xem xét và theo dõi u nang có mất đi trong vòng một vài tháng hay không, cũng là một phép thử để chẩn đoán phân biệt u năng cơ năng hay u nang thực thể.

Đây thường là lựa chọn tốt nhất khi bạn không có triệu chứng xuất hiện một u nang nhỏ, chứa đầy chất lỏng, khi bạn vẫn đang có hành kinh. Bác sĩ cũng có thể chỉ định siêu âm phụ khoa và theo dõi trong khoảng thời gian để xem u nang của bạn có thay đổi kích thước hay không.

Ngoài ra, các phương pháp can thiệp khác bao gồm:

  • Thuốc tránh thai.  Đối với các loại nang cơ năng nhỏ việc uống thuốc tránh thai có thể ngăn cản sự hình thành và phát triển của nang. 
  • Phẫu thuật. Có chỉ định phẫu thuật với mọi loại u nang buồng trứng loại thực thể hoặc u nang chức năng nếu u nang tồn tại trên 3 thangs, sau khi dùng thuốc tránh thai 3 tháng không mất đi hoặc có dấu hiệu xoắn, vỡ nang thì cũng có chỉ định can thiệp phẫu thuật. hoặc gây đau. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ bằng 2 phương pháp:
    • Phẫu thuật nội soi: tuỳ thuộc vào đặc điểm khối u, nhu cầu sinh sản, khả năng tái phát, bác sĩ có thể bóc nang hoặc cắt bỏ cả buồng trứng. Phẫu thuật nội soi là phương pháp phẫu thuật có nhiều ưu điểm, hồi phục nhanh và có tính thẩm mỹ rất cao, hạn chế chảy máu 
    • Phẫu thuật mở bụng. Thường áp dụng với khối u lớn hoặc trong trường hợp phẫu thuật ổ bụng quá nhiều lần gây dính, khó tiếp cận được khi can thiệp nội soi. Tương tự như phẫu thuật nội soi mà tuỳ thuộc tính chất khối u, nhu cầu sinh sản mà bác sĩ sẽ bóc tách hoặc cắt khối u buồng trứng. 

Chẩn đoán u nang buồng trứng

Khi xuất hiện các triệu chứng u nang buồng trứng, bạn cần đến thăm khám với bác sĩ để xác định chính xác có u nang nay không. Nếu u nang được tìm thấy, bác sĩ sẽ theo dõi để lên kế hoạch điều trị phù hợp.

Các phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm bao gồm:

  • Siêu âm. Với siêu âm, bác sĩ có thể xác định được các vấn đề sau của u nang:
    • Hình dạng
    • Số lượng
    • Kích thước
    • Vị trí
    • Tính chất dịch
    • Tiên lượng mức độ ác tính 
  • Thử thai. Xét nghiệm này để loại trừ khả năng mang thai. Có nhiều trường hợp u nang buồng trứng cơ năng (nang hoàng thể, nang hoàng tuyến) xuất hiện trong khi mang thai và biến mất sau tam cá nguyệt đầu tiên.
  • Xét nghiệm máu. Khi phát hiện có u nang buồng trứng đặc biệt là các khối u nang buồng trứng thực thể, việc định lượng nồng độ các marker ung thư như CA125, HE4, alphaFP, ROMA,.. có thể giúp tiên lượng khả năng lành tính, ác tính cũng như theo dõi sau khi điều trị.  

Ai có thể bị u nang buồng trứng?

U nang buồng trứng là phổ biến ở mọi lứa tuổi. Các khối u buồng trứng cơ năng do rối loạn chức năng buồng trứng thường xuất hiện khi phụ nữ còn hành kinh. Phụ nữ sau mãn kinh nếu bị u nang buồng trứng thì có thể có nguy cơ ung thư buồng trứng cao hơn.

Ở mọi lứa tuổi, hãy đi khám bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn bị u nang. Đi khám bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng như đầy hơi, đi tiểu thường xuyên hơn, áp lực vùng chậu hoặc đau, hoặc chảy máu âm đạo bất thường. Đây có thể là dấu hiệu của u nang hoặc vấn đề nghiêm trọng khác.

Nếu xuất hiện những dấu hiệu của u nang buồng trứng, bạn hãy nhanh chóng đến thăm khám với bác sĩ tại các cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của người bệnh để chỉ định phương pháp chữa u nang buồng trứng phù hợp.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare