Cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết
Cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết
cham-soc-nguoi-benh-sot-xuat-huyet
Chế độ chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết hợp lý giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn - Ảnh: BookingCare

Cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 23/10/2023 | Cập nhật lần cuối: 26/10/2023
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị triệu chứng, chế độ chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết cũng là yếu tố quan trọng để hỗ trợ bệnh nhân rút ngắn thời gian điều trị và hồi phục sức khỏe sớm hơn.

Chế độ chăm sóc người bị sốt xuất huyết cũng là một yếu tố quan trọng quyết định quá trình điều trị và hồi phục của bệnh nhân. Vậy để chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết sớm hồi phục có những lưu ý gì, người bệnh, người thân có thể tham khảo những gợi ý dưới đây.

Lời khuyên chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Các trường hợp nghi có dấu hiệu phải xét nghiệm sốt xuất huyết dù nhẹ nhẹ hay nặng đều cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, dành thời gian nghỉ ngơi và tập luyện trong thời gian chẩn đoán.

Đặc, biệt, đối với những người mắc sốt xuất huyết nên được thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt và thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây lan dịch bệnh trong quá trình điều trị sốt xuất huyết để trở về trạng thái sức khỏe bình thường.

Chế độ ăn uống

Đối với các trường hợp mắc sốt xuất huyết nói chung, người bệnh cần:

  • Bổ sung nước liên tục, uống nước trái cây, sữa hoặc đồ uống có bổ sung chất điện giải (orezon, các khoáng chất kali, magie,...) nhằm ngăn ngừa quá trình mất nước và thúc đẩy quá trình đào thải độc tố.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm, sắt để bổ sung năng lượng, tái tạo và ngăn ngừa thiếu máu: thịt, (các loại thịt đỏ như bò, lợn, vịt…) dưới dạng thức ăn lỏng, dễ tiêu cho người bệnh như cháo, súp,...
  • Bổ sung vitamin C, D, E để tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào miễn dịch: cá hồi, hải sản, dầu cá tuyết,...
  • Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích (thuốc lá, cafein,...) ảnh hưởng đến gan, thận, gây loãng máu và xuất huyết nặng hơn.
  • Tránh thực phẩm có chứa lượng salicylat cao (mận, đào, khoai lang, khoai tây,...) có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết và cản trở quá trình đông máu.

Chế độ sinh hoạt

Bên cạnh chế độ ăn uống, trong thời gian mắc sốt xuất huyết người bệnh cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học và phù hợp với thể trạng sức khỏe.

  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
  • Ngủ đủ 8 tiếng/ngày.
    Giữ cơ thể đủ ấm, tránh những nơi có gió lùa, không khí lạnh.
  • Sử dụng điều hòa (nếu có) để đuổi muỗi và duy trì nhiệt độ phòng ổn định.
  • Có thể mát xa nhẹ nhàng để giảm tình trạng đau đầu, chóng mặt.

Kiểm soát triệu chứng và sự lây lan sốt xuất huyết.

  • Kiểm soát cơn sốt:
    • Sử dụng thuốc chứa acetaminophen (còn gọi là paracetamol) đúng theo liều lượng hướng dẫn trên nhãn sản phẩm để hạ sốt và giảm đau.
    • Không dùng thuốc chứa ibuprofen, aspirin hoặc thuốc có chứa aspirin có thể gây xuất huyết và chảy máu trầm trọng hơn.
    • Sử dụng các phương pháp vật lý như chườm lạnh, xông hơi để hạ sốt.
  • Mặc quần áo dài tay để hạn chế tiếp xúc với muỗi và bảo vệ vùng da phát ban, xuất huyết.
  • Sử dụng màn che cửa sổ và cửa ra vào, mắc màn đi ngủ cả ban ngày và ban đêm để hạn chế muỗi đốt.
  • Sử dụng thuốc diệt muỗi, thuốc chống côn trùng đã được các cơ quan y tế, cơ quan bảo vệ môi trường chứng minh sự hiệu quả và an toàn với sức khỏe.
  • Thực hiện các xét nghiệm sốt xuất huyết theo yêu cầu của bác sĩ để kiểm tra lại tình trạng sức khỏe.

Trên đây là những điều cần lưu ý về chế độ chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà người bệnh và người nhà có thể áp dụng các hoạt động phù hợp vào chế độ chăm sóc để sớm hồi phục.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết