Cách chữa lẹo mắt tại nhà đơn giản, hiệu quả

Tác giả: - Xuất bản: 18/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 18/12/2023
Cách chữa lẹo mắt tại nhà
Nặn lẹo mắt sẽ khiến nó bị viêm nhiều hơn và tăng nặng tình trạng bệnh - Ảnh: BookingCare
Trong một số trường hợp nhẹ, bạn có thể áp dụng cách chữa lẹo mắt tại nhà để giảm tình trạng sưng đau. Dưới đây là cách đơn giản và an toàn để điều trị lẹo mắt tại nhà và những lưu ý quan trọng mà bạn có thể áp dụng.

Lẹo mắt là một vấn đề thường gặp, có thể tái đi tái lại gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số phương pháp chữa lẹo mắt tại nhà đơn giản và hiệu quả dưới đây để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng này. 

Cách chữa lẹo mắt tại nhà đơn giản, hiệu quả

Một trong những cách hiệu quả và an toàn nhất giúp chữa lẹo mắt tại nhà là chườm ấm.  Đắp khăn ấm lên mi mắt vùng bị lẹo  từ 10 đến 15 phút, 3 - 5 lần/ngày đến khi lẹo hết sưng.

Chườm ấm mắt giúp tăng tuần hoàn máu và giảm sưng, tiêu viêm. Nhiệt từ túi chườm ấm sẽ giúp thúc đẩy lưu thông máu và giảm tình trạng sưng đau do lẹo mắt gây ra.

Có thể thay khăn ấm bằng trứng gà luộc, bóc vỏ rồi dùng để lăn đều lên vùng mắt bị sưng, tuy nhiên nên cẩn trọng khi sử dụng phương pháp này tại nhà, khi trứng quá nóng có thể làm tổn thương mắt của bạn. Hoặc các vật liệu dùng để chườm không đảm bảo vô trùng, có thể làm cho tình trạng viêm nhiễm nặng thêm do bội nhiễm.

Chườm ấm chỉ được áp dụng với lẹo ở giai đoạn sớm (trong 5 ngày đầu) chưa tạo khối mủ để tăng thực bào, miễn dịch, tiêu viêm.

Ngoài ra, có thể dùng các thuốc tra nhỏ có kháng sinh và cortisol kết hợp với thuốc mỡ tra và bôi tại chỗ vào ban đêm.

Lưu ý: Khi chườm ấm mắt, hãy đảm bảo không gây nhiễm trùng thêm và nhiệt độ không quá cao để tránh gây bỏng hoặc tổn thương cho vùng mắt nhạy cảm. Có thể kiểm tra nhiệt độ của các vật dụng truyền bằng cách thử áp lên mu bàn tay nếu thấy vừa là an toàn.

Lưu ý khi điều trị lẹo mắt tại nhà

  • Lưu ý, khi bị mụn lẹo tránh dùng tay gãi hay chà xát vào, vì sẽ gây tổn thương cho mắt, tạo cơ hội cho vi khuẩn thâm nhập sâu  khiến bệnh nặng hơn.
  • Không nên tự chích/nặn lẹo, nhất là khi còn viêm tấy đỏ, vì sẽ làm cho nó bị viêm tỏa lan  hơn và bệnh sẽ nặng hơn.
  • Trước khi tiếp xúc với vùng mắt, hãy đảm bảo rằng tay đã được rửa sạch với xà phòng.
  • Cẩn thận với các phương pháp dân gian như xông mắt bằng lá trầu không, đắp nước nghệ được áp dụng phổ biến để trị lẹo mắt. Những cách này tuy ít tốn kém nhưng cũng đi kèm với một số rủi ro làm nặng hơn tình trạng nhiễm trùng do nước lá trầu không, hay nước nghệ dính vào mắt nhưng không được đảm bảo vô trùng.
  • Hạn chế trang điểm mắt trong thời gian đang bị lẹo.
  • Nên uống nhiều nước, ăn đồ mát, hoa quả. Kiêng những thức ăn cay, nóng, hạn chế đường ngọt.

Lưu ý rằng các biện pháp điều trị tại nhà chỉ là những biện pháp hỗ trợ và không thay thế được tư vấn và điều trị chuyên sâu từ bác sĩ.

Trong trường hợp mụn lẹo có những dấu hiệu như to gây khó nhìn, không hết hoặc sưng to, lan tỏa hơn sau 1 tuần, tiết nước mắt nhiều, mụn gây đau, khó chịu… cần đến khám bác sĩ để được điều trị thích hợp.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết