Cách chữa trầm cảm sau sinh? 5 Bác sĩ giỏi khám chữa trầm cảm sau sinh tại Hà Nội

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 13/10/2020 - Cập nhật lần cuối: 04/04/2023

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người mẹ có thể bị đau khổ đến nỗi có suy nghĩ và hành vi tự tử hoặc giết hại con của mình. Do đó, khi có dấu hiệu trầm cảm sau sinh, phụ nữ cần phải được điều trị càng sớm càng tốt.

Sau khi sinh tâm lý không ổn định, rất dễ dẫn đến trầm cảm
Sau khi sinh tâm lý không ổn định, rất dễ dẫn đến trầm cảm - Ảnh: GD và Thời đại

Sau khi sinh, nồng độ hormon trong cơ thể người phụ nữ nhanh chóng giảm xuống dẫn đến sự thay đổi hóa học trong não bộ người mẹ và gây ra sự thay đổi tâm trạng.

Ngoài ra, nhiều bà mẹ không được nghỉ ngơi cần thiết cùng với thiếu ngủ liên tục có thể dẫn đến gánh nặng về thể chất và kiệt sức, điều này đóng góp lớn vào các triệu chứng trầm cảm sau sinh.

Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh cũng giống như của trầm cảm thông thường, bao gồm:

  • Khí sắc giảm
  • Mất hứng thú hoặc sở thích cho hầu hết các hoạt động
  • Giảm sút năng lượng
  • Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc sút cân
  • Mất ngủ, nhưng cũng có thể bệnh nhân ngủ quá nhiều
  • Rối loạn hoạt động tâm thần vận động
  • Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi
  • Khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định
  • Ý nghĩ muốn chết hoặc có hành vi tự sát

Hoặc để đánh giá rõ hơn bạn có bị trầm cảm sau sinh hay không, và trầm cảm sau sinh ở mức độ nào, hãy làm bài Test đánh giá mức độ trầm cảm sau sinh EPDS.

Khi có những triệu chứng trên, rất có thể bạn đã bị trầm cảm sau sinh. Khi đó cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để được chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị phù hợp. Việc dùng thuốc cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ vì bạn còn trong giai đoạn cho con bú. 

Phương pháp chữa trầm cảm sau sinh

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người mẹ có thể bị đau khổ đến nỗi có suy nghĩ và hành vi tự tử hoặc giết hại con của mình. Do đó, khi có dấu hiệu trầm cảm sau sinh, phụ nữ cần phải được điều trị càng sớm càng tốt.

Có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng trầm cảm sau sinh. Các chuyên gia sức khỏe có thể giúp bạn lựa chọn điều trị tốt nhất, bao gồm:

1. Trị liệu tâm lý 

Trị liệu tâm lý là cuộc nói chuyện riêng với chuyên gia Tâm lý (chuyên gia tư vấn, bác sĩ trị liệu, nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần hoặc nhân viên y tế cộng đồng). 2 loại tư vấn cho thấy có hiệu quả đặc biệt trong điều trị chứng trầm cảm sau sinh là:

  • “Liệu pháp hành vi nhận thức” (giúp người bệnh nhận ra và thay đổi suy nghĩ tiêu cực và hành vi của mình)
  • “Liệu pháp tương tác” (giúp mọi người xung quanh hiểu và hỗ trợ điều trị với người bị bệnh)

Ngoài ra, các liệu pháp vật lý trị liệu đơn giản cũng góp phần cải thiện tốt các tình trạng này như: tập thể dục hàng ngày, thư giãn, tận hưởng các sở thích, tiếp xúc nhiều hơn và mở lòng với những người thực sự quan tâm đến bạn...

2. Dùng thuốc điều trị trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng kết hợp với các liệu pháp điều trị tư vấn và hỗ trợ.

Mặc dù những thuốc này thường an toàn với sữa mẹ nhưng người bệnh vẫn cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về lợi ích và nguy cơ cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, trong thời gian điều trị bằng thuốc, thường bác sĩ sẽ khuyên không nên sử dụng sữa mẹ cho em bé. 

Đặc biệt lưu ý, nếu buộc phải lựa chọn một loại thuốc nào đó mà phải ngưng cho chon bú thì người mẹ hãy dùng thuốc để điều trị triệu chứng trầm cảm của mình trước. 

Đang cho con bú có dùng thuốc trầm cảm được không?

Việc sử dụng thuốc điều trị trầm cảm sau sinh cần có chỉ định rõ ràng từ bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là những người đang cho con bú. 

  • Chỉ những thuốc có liều tương đối trẻ em tối đa không vượt quá 3% được coi là thuốc chắc chắn an toàn cho trẻ bú mẹ (tức là mẹ dùng được).
  • Số còn lại có liều tương đối trẻ em lớn hơn 5% không chắc chắn an toàn cho trẻ bú mẹ (mẹ có thể dùng son phải cân nhắc).
  • Đặc biệt loại thuốc có liều tương đối trẻ em gần sát 8 - 9 % hoặc 10% là không an toàn với trẻ bú mẹ (mẹ không nên dùng thuốc này). 

Chú thích: Liều tương đối ở trẻ em được tính bằng phần trăm liều của mẹ tính bằng mg/kg/ngày. 

Phần lớn thuốc trầm cảm tiết vào sữa mẹ nhưng với nồng độ thấp, ít khi đạt được 10% liều của mẹ dùng. Tuy vậy, bạn luôn cần trao đổi với bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn nhất cho cả mẹ và bé.

5 Bác sĩ giỏi khám chữa trầm cảm sau sinh tại Hà Nội

Khi bị trầm cảm sau sinh, bạn cần tìm hiểu và đi khám với bác sĩ giỏi, uy tín và tận tâm. Vì dùng thuốc trong giai đoạn này phải cẩn trọng, bác sĩ cần giỏi chuyên môn để bệnh nhân an tâm điều trị. Có thể tham khảo một số bác sĩ sau đây: 

1. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hà An 

  • Viện phó Viện sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai 
  • Trưởng phòng Điều trị Tâm thần người già - Viện sức khoẻ Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyên Phó trưởng Phòng Điều trị Tâm thần Nhi và Người già - Viện sức khoẻ Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai (2015 - 2017)
  • Nguyên Phó trưởng phòng Tư vấn và Điều trị ngoại trú - Viện sức khoẻ Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai (2011 - 2015)

Bác sĩ Trần Thị Hà An được nhiều người bệnh biết đến và tìm để thăm khám, điều trị. Bác sĩ luôn ưu tiên khám và tư vấn, giải đáp toàn bộ các thắc mắc để người bệnh yên tâm điều trị. Chính vì vậy mỗi ca khám của bác sĩ thường diễn ra khá dài. Bác sĩ cũng không nhận quá nhiều bệnh nhân trong một buổi khám.

Thông tin lịch khám

Nơi khámĐịa chỉThời gian khám
Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch MaiTòa T5, T6, 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà NộiChưa có thông tin lịch khám cụ thể
Phòng khám Hà AnSố 58 ngõ 120, Trường Chinh, Đống Đa, Hà NộiChiều tối thứ 2, 4, 6 và sáng thứ 7

2. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu 

  • Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (từ 2016 - nay)
  • Nguyên Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (2012 - 2016) 
  • Từng là bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội (1993 - 1999)
  • Nghiên cứu sinh Chuyên ngành Tâm thần, Đại học Y Hà Nội (2010 - 2014)
  • Tốt nghiệp Chuyên khoa I ngành Tâm thần (2001)

Trong quá trình thăm khám, TS.BS Trần Thị Hồng Thu rất nhiệt tình, thăm khám cẩn thận. Nhiều bệnh nhân hài lòng sau khi thăm khám và tư vấn với bác sĩ. 

Thông tin lịch khám

Nơi khámĐịa chỉThời gian khám
Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai HươngSố 4 Hồng Mai, Hai Bà Trưng, Hà NộiChưa có thông tin lịch khám cụ thể
Khám từ xa qua videoThông qua BookingCareThứ 2 - Chủ Nhật: 9h00 - 16h00

3. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hữu Bình

  • Danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân
  • Bác sĩ đầu ngành chuyên khoa Tâm thần, tâm bệnh
  • Nguyên Viện trưởng Viện Sức khoẻ Tâm thần quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyên Phó Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần, Trường Đại học Y Hà Nội

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hữu Bình là một trong những bác sĩ đầu ngành chuyên khoa Tâm thần. Bác sĩ đã khám và điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân, trong đó có nhiều người bệnh trầm cảm sau sinh. 

Bác sĩ có trên 50 công trình nghiên cứu khoa học đăng tải trong các tạp chí khoa học có uy tín, hướng dẫn bảo vệ thành công 31 luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa cấp 2, Bác sĩ nội trú Bệnh viện, Y tế công cộng Đại học Y Hà Nội

Thông tin lịch khám

Nơi khámĐịa chỉThời gian khám
Phòng khám số 1, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà NộiChưa có thông tin lịch khám cụ thể
Phòng khám Yên HòaSố 11 Ngõ 37 Trần Kim Xuyến, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Thứ 2, 4, 5,7: 8h30 - 16h00
  • Thứ 3, thứ 6: 13h30 - 16h00

4. Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Thị Cẩm Tú 

  • Bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
  • Gần 10 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh tâm thần - Tâm bệnh
  • Bác sĩ Điều trị khoa Bán cấp tính nữ, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (2016 - nay)
  • Giảng viên thỉnh giảng, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
  • Bác sĩ Điều trị khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (2012 - 2016)
  • Bác sĩ Điều trị khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (2010 - 2012)

Bác sĩ Nguyễn Thị Cẩm Tú là bác sĩ có nhiều kinh nghiệm thăm khám cho phụ nữ mang thai và sau sinh. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ rất nhiệt tình nên được nhiều người bệnh phản hồi tốt về quá trình khám cũng như phương án điều trị.

Thông tin lịch khám

Nơi khámĐịa chỉThời gian khám
Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1Hòa Bình, Thường Tín, Hà NộiChưa có thông tin lịch khám cụ thể
Khám từ xa qua videoThông qua BookingCareThứ 2 - Chủ Nhật: 9h00 - 16h00

5. Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Phi

  • Bác sĩ khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Bác sĩ Nguyễn Văn Phi từng công tác tại Viện sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai (2014 - 2017)
  • Giảng viên bộ môn Tâm thần, Đại học Y Hà Nội
  • Bằng khen hiệu trưởng trường Đại Học Y Hà Nội dành cho Bác sĩ Nội trú tốt nghiệp Thủ khoa toàn khóa
  • Chứng chỉ đào tạo ngắn hạn lâm sàng, Đại học Sydney
  • Chứng chỉ đào tạo leadership, Indonesia.

Thông tin lịch khám

Nơi khámĐịa chỉThời gian khám
Bệnh viện Lão khoa Trung ươngSố 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà NộiKhám 1-2 buổi/tuần (lịch khám không cố định

Trên đây là một số thông tin về trầm cảm sau sinh và cách điều trị trầm cảm sau sinh an toàn - hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo danh sách bác sĩ tư vấn trầm cảm sau sinh qua Video để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị tại nhà. 

 
 
Tài liệu tham khảo
1. https://suckhoedoisong.vn/dung-thuoc-tram-cam-khi-nuoi-con-bu-duoc-khong-n86777.html
2. https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-va-cach-xu-tri-tram-cam-sau-sinh-n128088.html
3. https://suckhoedoisong.vn/tram-cam-sau-sinh-va-bien-phap-chua-tri-n132942.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/