Cách điều trị bệnh thấp tim và lưu ý khi chăm sóc người bệnh
Cách điều trị bệnh thấp tim và lưu ý khi chăm sóc người bệnh
Cách điều trị bệnh thấp tim và lưu ý khi chăm sóc người bệnh
Cách điều trị bệnh thấp tim và lưu ý khi chăm sóc người bệnh - Ảnh: BookingCare

Cách điều trị bệnh thấp tim và lưu ý khi chăm sóc người bệnh

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 03/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 03/11/2023
Điều trị bệnh thấp tim như thế nào? Tùy tình trạng bệnh, mức độ tổn thương van tim và tình hình sức khỏe tổng thể người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc hoặc thực hiện phẫu thuật.

Người bệnh có các triệu chứng của thấp tim và đã được chẩn đoán bệnh thấp tim sẽ được điều trị đồng thời điều trị triệu chứng, điều trị nguyên nhân và phòng bệnh. Vậy cụ thể cách điều trị bệnh thấp tim như thế nào mời bạn tham khảo trong nội dung bài viết. 

Điều trị bệnh thấp tim như thế nào?

Cách điều trị bệnh thấp tim sẽ phụ thuộc phần lớn vào tình trạng bệnh, mức độ tổn thương van tim và tình hình sức khỏe tổng thể, tiền sử bệnh của bệnh nhân. Người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc thực hiện phẫu thuật.

Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc kháng sinh: Penicillin hoặc một loại kháng sinh khác thường được kê đơn để điều trị nhiễm liên cầu.
  • Bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng suy tim hoặc bất thường về nhịp tim. Các loại thuốc làm loãng máu để giảm nguy cơ đông máu cũng có thể được chỉ định.

Phẫu thuật

Trong trường hợp bệnh nặng, người bệnh thấp tim có thể phải phẫu thuật để sửa hoặc thay van tim. Phẫu thuật sửa hoặc thay van tim là phương pháp cần thiết khi van tim bị tổn thương nặng, các buồng tim bị giãn rộng, ảnh hưởng đến chức năng của tim

  • Sửa van tim: Tổn thương van tim gây hẹp van, hở van hoặc hẹp hở van tim là biến chứng thường gặp nhất của bệnh thấp tim. Khi van tim bị tổn thương nặng có nguy cơ dẫn đến suy tim sẽ cần phẫu thuật can thiệp để ngăn chặn diễn biến của bệnh. 
  • Thay van tim: Nếu không thể sửa chữa van, các bác sĩ sẽ thay thế nó bằng một van sinh học (người hoặc động vật) hoặc cơ học (nhân tạo).

Bên cạnh các phương pháp trên, cách điều trị tốt nhất là ngăn ngừa sốt thấp khớp. Vì sốt thấp khớp là nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim. Penicillin và các loại kháng sinh khác thường có thể điều trị viêm họng liên cầu khuẩn (nhiễm trùng do vi khuẩn streptococcus A) và ngăn chặn bệnh thấp khớp cấp tính phát triển.

Những người bị sốt thấp khớp thường được điều trị bằng kháng sinh hàng ngày hoặc hàng tháng, có thể là suốt đời, để ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát và giảm nguy cơ tổn thương tim thêm. 

Lưu ý cơ bản chăm sóc người bệnh thấp tim

  • Để bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời gian một tháng, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng về thần kinh. Trong vài tháng tiếp theo vận động dần dần, nhẹ nhàng. 

  • Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhạt tương đối (hạn chế lượng muối) trong thời gian điều trị.

  • Tuân thủ phác đồ điều trị, uống thuốc đúng, đủ liều lượng, đủ thời gian. Do bệnh hay bị tái phát nên cũng cần tuân thủ việc điều trị dự phòng. 

  • Trong trường hợp bệnh nhân có các biểu hiện khó thở, tím tái,... có thể xuất hiện thường xuyên hoặc sau các hoạt động gắng sức như: lao động chân tay, leo bộ cầu thang,... cần kịp thời thăm khám với bác sĩ. 

Trên đây là một số cách điều trị bệnh thấp tim và lưu ý trong chăm sóc người bệnh. Hy vọng đã giải đáp, cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc đang tìm hiểu về bệnh lý này. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết