Cách điều trị nhọt hiệu quả và lưu ý khi điều trị tại nhà
điều trị nhọt
Cách điều trị mụn nhọt hiệu quả và lưu ý khi điều trị tại nhà - Ảnh: BookingCare

Cách điều trị nhọt hiệu quả và lưu ý khi điều trị tại nhà

Tác giả: - Xuất bản: 21/09/2023 - Cập nhật lần cuối: 28/12/2023
Cùng BookingCare tìm hiểu cách điều trị và ngăn ngừa mụn nhọt hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Mụn nhọt, mẩn ngứa là tình trạng hay gặp vào mùa hè, cơ thể tiết nhiều mồ hôi, hoặc do tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm… Nhiều người thường bị tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống.

Cách điều trị nhọt hiệu quả

Các giai đoạn điều trị nhọt

Giai đoạn chưa có mủ:

Ở giai đoạn này, nhọt vẫn còn đỏ và cứng, bệnh nhân không được cố nặn mụn. Để làm sạch, ngừa sưng to và lan rộng, cần bôi dung dịch sát khuẩn ngày 2-4 lần.

Giai đoạn có mủ:

Khi nhọt trở nên mềm, mủ đầy lên, đó là lúc cần loại bỏ mủ, viêm. Với các trường hợp nhẹ, bạn có thể tự loại bỏ tại nhà. Còn với các trường hợp nhọt lớn, gây đau nhức kéo dài cần bác sĩ để được đảm bảo xử lý an toàn.

Trị nhọt bằng thuốc

Thông thường, nhọt có thể tự lặn trong vòng 10 ngày đến hai tuần mà không cần dùng thêm thuốc. Trong trường hợp nặng, bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh để đẩy lùi nhiễm trùng.

  • Thuốc bôi: Thuốc kháng sinh có thể dùng một trong các thuốc như: Mupirocin 2%, mỡ neomycin, acid fusidic 2%...
  • Thuốc uống: Trong trường hợp mụn nhọt nặng, nhiều và có nguy cơ biến chứng nhiễm khuẩn lan rộng, cần sử dụng kháng sinh toàn thân. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ lựa chọn kháng sinh và liều lượng dùng phù hợp.

Lưu ý, không nên sử dụng các phương pháp dân gian một cách bừa bãi để tránh vết thương viêm nhiễm lan rộng hơn hoặc từ không viêm nhiễm trở nên viêm nhiễm.

Lưu ý khi điều trị nhọt tại nhà

Khi mụn, nhọt mưng mủ, nên lau sạch và vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn rồi dùng gạc vô trùng băng lại. Vệ sinh sạch sẽ và tránh không để dính sang những bộ phận khác của cơ thể. Để ngăn chặn tình trạng lây lan của mụn nhọt, cần thay băng thường xuyên và bỏ vào thùng rác ngay sau khi dùng xong.

Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào mụn nhọt, nhất là khi mụn nhọt bị vỡ ra. Cho người bệnh dùng khăn lau mặt riêng, đồng thời thường xuyên giặt khăn lau mặt, khăn tắm sạch sẽ.

Chích rạch nhọt là biện pháp làm cho nhọt chóng khỏi nhưng phải thận trọng, nếu không đảm bảo vô trùng và không có đủ hiểu biết thì nên đến bác sĩ thực hiện vì chích không đúng kỹ thuật làm cho nhiễm trùng lan rộng hơn và gây nguy cơ nhiễm khuẩn máu.

Nếu tình trạng mụn nhọt không có dấu hiệu cải thiện trong vòng 2 tuần, nên đi khám tại cơ sở y tế để có hướng điều trị thích hợp.

Tuy nhọt là bệnh lý lành tính nhưng người bệnh cần thận trọng trong chăm sóc và điều trị để hạn chế xảy ra những tai biến không mong muốn. Nguyên tắc chung về điều trị là vệ sinh cá nhân, điều trị chống nhiễm khuẩn toàn thân và tại chỗ, nâng cao thể trạng.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết