Nhọt là bệnh da liễu lành tính vô cùng phổ biến. Vậy nguyên nhân nổi mụn nhọt là do đâu và có những dấu hiệu nhận biết bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu với BookingCare trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây nhọt là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Bình thường, vi khuẩn này sống ký sinh trên da, nhất là các nang lông ở các nếp gấp như rãnh mũi má, rãnh liên mông…hoặc các hốc tự nhiên như lỗ mũi. Khi gặp các điều kiện thuận lợi, vi khuẩn sẽ phát triển và gây bệnh nhọt.
Một số các yếu tố nguy cơ gây nhọt có thể kể đến như:
Lưu ý: Nhọt có thể lây sang các vùng da lân cận hoặc người khác nếu nặn, gãi hoặc chạm vào chỗ bị nhiễm trùng; mặc quần áo, sử dụng khăn hoặc drap giường mà người bị nhiễm trùng da đã sử dụng…
Biểu hiện đầu tiên của bệnh là sẩn màu đỏ xuất hiện cấp tính ở nang lông rồi sưng to dần lên và xuất hiện ngòi mủ. Kích thước của nhọt từ 1-2cm, ở giữa có ngòi mủ hoại tử tổ chức. Tại chỗ nhọt đau nhức, nóng.
Tiến triển của nhọt từ khi bắt đầu viêm đến khi khỏi khoảng 1 tuần. Nhọt lúc đầu cứng, dần dần mềm rồi nhọt vỡ hoặc dò mủ và có thể để lại sẹo to. Mủ vàng đặc, có thể nhìn thấy ngòi mủ bám vào nang lông.
Nhọt có thể nhỏ nhưng cũng có thể to lan ra xung quanh và sâu xuống dưới da. Kích thước của nhọt thường bằng hạt ngô, hạt đỗ, quả mận, và có khi còn bằng quả trứng gà, trong có nhiều mủ. Vị trí nhọt ở khắp nơi trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là vùng râu cằm, sau gáy, vùng mông, nách.
Một số vùng đặc biệt khi bị nhọt rất nguy hiểm như vùng mặt quanh mũi miệng thường gọi là đinh râu. Nếu bị nhiều nhọt hoặc bị nhọt đinh râu thì người bệnh có thể kèm theo sốt, mệt mỏi…
Khi nhận thấy nhọt có những tiến triển nặng như đau nhức dữ dội, kích thước lớn, lâu không khỏi thì bệnh nhân nên chủ động thăm khám với bác sĩ để được tư vấn và điều trị nhọt đúng cách và cần tìm nguyên nhân bệnh lý kèm theo.