Với tiến bộ của y học hiện đại, việc điều trị sẹo rỗ không còn quá khó khăn. Tuy nhiên, hiệu quả của điều trị phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của sẹo rỗ. Sẹo rỗ lâu năm sẽ tốn nhiều thời gian và khó đạt hiệu quả hơn so với việc điều trị sẹo mới.
Điều trị sẹo rỗ không quá khó, nhưng hiệu quả còn phụ thuộc vào loại da, hình dạng và cấu trúc sẹo. Sẹo lâu năm khi điều trị sẽ tốn nhiều thời gian và khó đạt hiệu quả hơn so với sẹo mới. Do đó, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra tình trạng da, mức độ sẹo rỗ và lên phác đồ điều trị phù hợp. Hiện có những kỹ thuật điều trị sẹo rỗ gồm:
Các nguyên liệu như nghệ tươi, rau má, nha đam, bột trà xanh… chứa hàm lượng vitamin A, E, B1, B6 dồi dào, có khả năng tái tạo da, tăng sinh collagen và chống ô xy hóa nên rất phù hợp để điều trị sẹo rỗ.
Cách trị sẹo rỗ bằng nguyên liệu thiên nhiên dễ thực hiện, ít tốn kém, nhưng bạn cần áp dụng dài lâu và hiệu quả thấp. Ngoài ra, phương pháp này khó hiệu quả với các trường hợp sẹo rỗ nặng hoặc bị lâu năm.
Đây là phương pháp dùng các sản phẩm giúp kích thích tăng sinh collagen, tế bào mới làm đầy sẹo như tretinoin, retinol… kết hợp vitamin C, niacinamide, hyaluronic acid…để điều trị sẹo lõm dạng nhẹ, sẹo hoặc vết thương mới.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là hiệu quả thấp có thể khiến da trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng, khô hơn… Vì thế, trong quá trình điều trị nếu không tránh nắng cẩn thận đúng cách.
Phương pháp thay da sinh học (peel da) sử dụng alpha hydroxy axit (AHA), beta hydroxy axit (BHA) hoặc axit trichloroacetic (TCA) để kích thích quá trình bóc vảy lớp biểu bì, thúc đẩy quá trình tái tạo da.
Quá trình này giúp khắc phục nhiều vấn đề trên da như sẹo rỗ, thâm, và lỗ chân lông to. Thường được sử dụng với hình thái sẹo ICE PICK. Nguy cơ: dễ gây tăng sắc tố trên da, cần chống nắng kỹ.
Lăn kim, phi kim là một phương pháp sử dụng thiết bị có nhiều vi kim nhỏ, lăn hoặc vi vuông góc với bề mặt da. Những vi kim này sẽ xuyên qua lớp da có nhiều sẹo rỗ, từ đó gây vi tổn thương, cơ thể sẽ tái tạo lại giúp kích thích tăng sinh collagen mới, tái tạo da và giúp làm mờ sẹo rỗ.
Khi thực hiện phương pháp này, cần có bác sĩ thực hiện, quy trình vô khuẩn, đưa kim đến đúng lớp cần kích thích mới tăng sinh được collagen và không nhiễm trùng da làm nặng hơn tình trạng bệnh. Bạn sẽ được ủ tê giảm đau trước khi tiến hành điều trị sau đó da sẽ ửng đỏ và bong tróc trong vòng 1 tuần trước khi lớp da mới hình thành. Cần tránh nắng, vệ sinh sạch sẽ và dưỡng ẩm hàng ngày.
Mặc dù đây không phải là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật cao, nhưng việc lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín hoặc bệnh viện với người thực hiện có tay nghề cao là rất quan trọng để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng cao.
Phương pháp này sử dụng chất làm đầy để tiêm vào vùng sẹo rỗ nhằm cải thiện bề mặt da, hỗ trợ mô dưới da và lấp đầy sẹo. Các chất làm đầy thường có dạng lỏng hoặc gel, thường chứa collagen, HA tinh khiết, mỡ tự thân hoặc các chất tương tự tự nhiên trong cơ thể.
Tuy nhiên, hiệu quả chỉ kéo dài khoảng 1-2 năm do filler sẽ tiêu mất dưới da. Cần lưu ý lựa chọn những cơ sở y tế uy tín tránh những biến chứng ảnh hưởng tới dây thần kinh dưới da, hoại tử da và cơ quan xung quanh.
Laser vi điểm, RF vi điểm và laser CO2 Fractional là các phương pháp điều trị da sử dụng công nghệ laser để cải thiện tình trạng da.
Để đạt kết quả tốt nhất, người bệnh cần tìm đến các cơ sở uy tín để được khám và nhận định chính xác tình trạng sẹo, sau đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và hướng dẫn cách chăm sóc sau khi điều trị.