Cách xử lý khi bị chảy máu cam
Cách xử lý khi bị chảy máu cam
Tư thế cầm máu mũi an toàn
Tư thế cầm máu mũi an toàn - Ảnh: Mount Nittany Health

Cách xử lý khi bị chảy máu cam

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 19/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 25/12/2023
Chảy máu cam không phải tình trạng xa lạ mà vô cùng phổ biến ở mọi lứa tuổi, thế nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý khi bị chảy máu cam.

Chảy máu cam được coi là tình trạng cấp cứu trong chuyên ngành Tai mũi họng. Làm thế nào để ngăn chặn chảy máu cam, tham khảo ngay các cách xử lý khi bị chảy máu cam qua bài viết dưới đây.

Các cách xử lý chảy máu cam nhanh chóng

Chảy máu cam thường ít nguy hiểm, không phải là dấu hiệu của điều gì quá nghiêm trọng. Chúng phổ biến, đặc biệt ở trẻ em và hầu hết có thể dễ dàng điều trị tại nhà. Một số cách xử lý chảy máu cam:

  • Tư thế: ngồi thẳng, đầu hơi cúi về phía trước, điều này sẽ ngăn cản máu chảy xuống cổ họng, gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Đừng nằm thẳng hay gập người quá sâu.
  • Thở bằng miệng, tránh thở bằng mũi.
  • Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp chặt hai cánh mũi trong vòng 3-5 phút. Sau đó kiểm tra lại, nếu vẫn tiếp tục chảy thực hiện lại động tác bóp cánh mũi thêm 10 phút. Lưu ý rằng động tác này rất quan trọng, nếu thực hiện chính xác sẽ giúp cầm máu ngay mà không cần đến cơ sở y tế.
  • Dùng túi chườm đá lạnh đặt nhẹ lên vùng sống mũi để thu hẹp, giảm tốc độ chảy của mạch máu, đây là cách có thể sử dụng để tạo cảm giác thoải mái.
  • Có thể sử dụng bông tẩm thuốc co mạch để nhét vào vị trí chảy máu, điều này nên được thực hiện tại các cơ sở y tế.
  • Dùng các thuốc xịt co mạch, tuy nhiên cách này không nên dùng kéo dài vì làm tăng nguy cơ chảy máu cam tái phát.
  • Khạc nhổ nhẹ nhàng máu trong cổ họng ra ngoài, dùng khăn giấy để hứng máu và dịch, tránh nuốt xuống họng.
  • Sau khi máu đã cầm, đừng cúi xuống xì mũi và ngoáy mũi hay cố gắng đưa bất kỳ vật lạ gì vào mũi để tránh xây xát niêm mạc mũi.

Khi nào chảy máu cam nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa?

Dù chảy máu cam là tình trạng tương đối đơn giản, thế nhưng hãy đến gặp bác sĩ khi có một trong các dấu hiệu sau:

  • Chảy máu cam nhiều, không cầm được sau 20 phút.
  • Thường xuyên chảy máu cam.
  • Có các triệu chứng của thiếu máu đi kèm như hoa mắt chóng mặt, đau đầu, da niêm mạc xanh nhợt.
  • Đang dùng các thuốc chống đông hoặc có các bệnh rối loạn đông máu, ngay khi có hiện tượng chảy máu cam cần đến cơ sở y tế ngay.
  • Chảy máu cam kèm chấn thương vùng mũi gây sưng đau.
  • Chảy máu mũi do chấn thương.
  • Chảy máu cam ở trẻ dưới 2 tuổi.
  • Nuốt một lượng lớn máu dẫn đến nôn .

Chảy máu cam là một cấp cứu của bệnh Tai mũi họng, điều quan trọng cần được thực hiện ngay đó là cầm máu đang chảy. Vì thế, việc biết cách xử lý chảy máu cam nhanh chóng, hiệu quả, an toàn sẽ tránh được nhiều hậu quả không đáng có. Ngay khi có các dấu hiệu nguy hiểm hơn, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết