Cách xử trí nhanh khi bị côn trùng cắn sưng to và ngứa 

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 29/10/2020, Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

Khi bị các loại côn trùng đốt da thường sưng nề đỏ, ngứa, đau thậm chí là sốc phản vệ. Bạn nên chú ý các dấu hiệu, tuyệt đối không chủ quan và cần thăm khám với bác sĩ da liễu khi cần thiết.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
công trùng cắn sưng to ngứa
Côn trùng cắn sưng to ngứa - Nguồn: Pinterest.com

Khi bị các loại côn trùng đốt (muỗi, bọ chét, ve...) nơi bị đốt thường xảy ra những phản ứng ngoài da như: sưng nề đỏ, ngứa, đau thậm chí là sốc phản vệ nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm.

Bởi vậy, việc nhận biết dấu hiệu và cách xử trí nhanh khi bị côn trùng cắn sưng to ngứa là rất cần thiết. Bạn cần thăm khám với bác sĩ Da liễu để được hướng dẫn điều trị ban đầu.

Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo an toàn cho bản thân và xã hội, thay vì đi khám trực tiếp, bạn có thể lựa chọn hình thức khám online với bác sĩ Da liễu từ xa.

Biểu hiện khi bị côn trùng cắn

Khi bị muỗi, bọ chét, ve… cắn/đốt, chúng thường tiết ra một ít nước bọt có chứa chất chống đông máu. Các vi khuẩn và chất độc trong nước bọt côn trùng có thể gây tổn thương cho vùng da đó và gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Khi bị côn trùng cắn, các chất độc từ côn trùng xâm nhập vào da và có thể đi vào máu, các bộ phận trong cơ thể. Thông thường, khi bị muỗi, bọ chét, ve, kiến… cắn/đốt, trên da sẽ xuất hiện các vết đốt đỏ, sưng to và ngứa ngáy. Đây chủ yếu là các vết ngứa thông thường và không gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, các loài côn trùng có độc tính mạnh như kiến 3 khoang, ong,.. đốt sẽ rất nguy hiểm. Nếu nhận thấy vết ngứa gây đau đớn, sưng to, có bóng nước hoặc kèm theo sốc phản vệ, sốt thì bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và theo dõi.

Phân biệt tổn thương da do các loại côn trùng thường gặp

Mỗi loại côn trùng sẽ gây những tổn thương có đặc trưng khác nhau. Bạn đọc có thể tham khảo nội dung sau để phân biệt rõ hơn: 

1. Ong bắp cày

Nếu bị ong bắp cày đốt, khu vực xung quanh vết đốt sẽ đỏ lên và sưng. Có thể xuất hiện mụn nước. Vết thương gây đau do chất độc từ vòi của ong bắp cày có chứa histamine và acetylcholine.

Nếu thấy tay và chân lạnh, tai và môi chuyển màu xanh hoặc khó thở, bạn nên đi đến bệnh viện ngay.

2. Ong

Ong sau khi đốt sẽ để lại nốt vòi trên da. Ngay lập tức cần nhổ vòi của con ong cắm vào vị trí vết thương. Da nơi bị đốt đỏ và sưng lên, có thể gây nóng rát, đau nhói và ngứa dữ dội. 

ong đốt
Ong đốt và vết ong đốt trên da - Nguồn: Brightside

3. Tò vò

Tò vò trông giống ong nhưng nhỏ hơn ong, các triệu chứng khi tò vò đốt giống như ong. Khu vực vết thương bị sưng đỏ, bạn sẽ thấy đau, nóng rát và ngứa kinh khủng. Thậm chí có người còn xuất hiện xuất huyết trên da.

4. Bọ ve

Phản ứng của cơ thể với vết cắn của bọ ve là một đốm đỏ. Bọ ve có thể sống bám vào người trong một thời gian dài, hút máu và lớn lên.

Nguy hiểm nhất là bọ ve có thể lây nhiễm bệnh viêm não và nhiều thứ bệnh khác. Nếu bạn đã bắt được con bọ ve nhưng các đốm đỏ không biến mát mà vẫn ngày càng phát triển, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Nguy hiểm nhất là bọ ve có thể lây nhiễm bệnh viêm não và nhiều thứ bệnh khác. Nếu bạn đã bắt được con bọ ve nhưng các đốm đỏ không biến mất mà vẫn ngày càng phát triển. 

5. Bọ chét

Vết cắn của bọ chét thường bị nhầm với dị ứng hoặc muỗi đốt do chúng cũng đỏ và sưng lên. Tuy nhiên, những vết cắn của bọ chét thường gây đau và ngứa hơn nhiều.

Bọ chét thường tấn công vùng chân của những người đang ngủ. Một con bọ chét có thể cắn nhiều vết và khoảng cách giữa các vết là từ 1 – 2cm. Bọ chét có thể truyền nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.

6. Chấy

Nếu bạn thấy những chấm nhỏ màu đỏ trông giống như muỗi đốt ở chân tóc như: trên đầu, cổ và sau tai, điều đó có nghĩa là bạn đã bị chấy. Các vết cắn cách nhau vài cm, trông như những vết đâm vào da. Chấy truyền các bệnh rất nghiêm trọng như sốt hào và thương hàn.

chấy cắn
Vết chấy cắn - Ảnh: Brightside

7. Rệp

Ngay từ cái nhìn đầu tiên, vết cắn của rệp trông giống như bọ chét hay muỗi đốt hoặc phản ứng của dị ứng. Da trở nên đỏ, sưng và bắt đầu ngứa.

Các vết cắn của rệp sẽ rất gần nhau và trông giống như những con đường nhỏ trên da. Rệp cắn đau hơn muỗi. Những đường lằn của vết cắn thường xuất hiện vào sáng do rệp cắn vào ban đêm.

8. Kiến ba khoang

Những tổn thương do kiến ba khoang gây ra thường xuất hiện đột ngột và xuất hiện ở những vùng da hở như: cổ, mặt, tay, chân... Khi bị tổn thương, người bệnh thường có cảm giác bỏng rát, sưng nhẹ, kèm theo nhiều mụn nhỏ thành vệt dài.

kiến ba khoang đốt
Vết đốt của kiến ba khoang (Nguồn: Internet)

Xem thêm bài viết

Cách xử trí khi bị một số loại côn trùng cắn

Khi có những triệu chứng như sưng tấy, xuất hiện những đám da màu đỏ, ngứa rát do côn trùng cắn, bạn cần xử trí nhanh vết thương nhằm tiêu trùng và phòng tránh độc tố lan rộng theo hướng dẫn sau:

Côn trùngCách xử trí nhanh khi bị côn trùng cắn
Ruồi, muỗi, kiếnCác loại côn trùng này thường gây sẩn ngứa, nổi phồng trên da rất khó chịu. Vì vậy khi bị cắn bạn cần xử trí nhanh bằng cách sau:
  • Trước tiên cần sát trùng vết đốt bằng cách rửa kỹ vết đốt bằng xà phòng
  • Sau đó có thể giảm nốt sần ngứa bằng cách lấy một cục đá chườm lên da khoảng 5 phút.
Bọ chét, chấy rận, ve chóCác loại côn trùng này khi cắn chúng bám rất chắc vào da do đó bạn cần làm theo các bước sau:
  • Trước tiên cần bắt chúng kéo từ từ ra khỏi da để răng chúng không sót lại ở chỗ cắn.
  • Sau đó rửa sạch vết cắn bằng xà phòng để ngăn vết cắn sưng to.
Sâu rómSâu róm không cắn người mà gây tổn thương bằng các lông gai của nó.
  • Trước tiên cần lấy que gạt sâu róm ra và rửa sạch da bằng xà phòng
  • Lấy đá lạnh chườm lên vùng da bị tổn thương để giảm sưng ngứa và giảm đau. 
Chú ý: Tránh gãi nhiều lên vết ngứa vì điều này có thể làm lông và gai đâm sâu vào trong da.
OngKhi bị ong đốt, bạn cần làm ngay các bước sau:
  • Lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra (vì hầu hết sau khi đốt, ong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da).
  • Sau đó rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. 
  • Bôi dung dịch sát trùng như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần.  
Chú ý: Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra. Ngoài ra, bạn cũng có thể chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.
Kiến ba khoang

Nếu phát hiện được bị kiến ba khoang đốt, bạn cần:

  • Loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Bạn không nên dùng tay trần để bắt, miết, giết mà hãy dùng găng tay nilon hoặc khăn giấy để bắt chúng. Tuyệt đối không chà xát để tránh làm nọc độc lan rộng. 
  • Nhanh chóng rửa sạch bằng nước rửa tay, xà phòng, nếu có cồn có thể rửa sạch và sát trùng bằng cồn. Rửa càng sạch sẽ càng hạn chế được tác hại của độc tố kiến ba khoang.

Lưu ý: Không tự ý bôi thuốc hay gãi vì sẽ khiến vết thương lan rộng, gặp biến chứng do chưa dùng đúng thuốc.

Khám côn trùng cắn với bác sĩ Da liễu

Sau khi sơ cứu vết thương, bạn cần đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được chuẩn đoán kịp thời. Bệnh thường khỏi sau 5 - 7 ngày điều trị ngoại trú, không cần nằm viện. Bệnh nhân không nên tự điều trị để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.

Nếu chưa thuận tiện đi khám trong mùa dịch, bệnh nhân có thể lựa chọn thăm khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua video. Các bác sĩ sẽ kết nối với bệnh nhân thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh, giúp bệnh nhân được thăm khám thuận tiện và dễ dàng hơn.

Ngoài ra, khám da liễu từ xa còn thuận tiện trong các trườ

ng hợp như: Chưa sắp xếp được thời gian đi khám trực tiếp với bác sĩ, bệnh nhân ở xa muốn thăm khám với các bác sĩ giỏi ở bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh,...

Bệnh nhân ở nhà, gặp bác sĩ từ xa mà không cần đến bệnh viện. Nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và khám chữa bệnh vẫn đạt hiệu quả cao.

Tham khảo thông tin Bác sĩ khám, tư vấn Da liễu từ xa trên BookingCare TẠI ĐÂY.

Bác sĩ Da liễu từ xa qua BookingCare
Bác sĩ Da liễu từ xa qua BookingCare

Phòng ngừa côn trùng cắn 

Để phòng tránh bị các loại côn trùng cắn, đốt, điều quan trọng là phải giữ vệ sinh nhà cửa, môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thông thoáng. Phun thuốc diệt muỗi, côn trùng ở những nơi có cây cối rậm rạp, kênh mương, ao hồ gần khu dân cư.

Để phòng tránh bị các loại côn trùng cắn, đốt, điều quan trọng là phải giữ vệ sinh nhà cửa, môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thông thoáng. Phun thuốc diệt muỗi, côn trùng ở những nơi có cây cối rậm rạp, kênh mương, ao hồ gần khu dân cư.

Khi đi ngủ kể cả ban ngày cần mắc màn tránh muỗi và các loại côn trùng khác. Vào buổi tối ở những nơi gần đồng ruộng hoặc vào mùa mưa, mùa gặt cần đóng các cửa sổ hoặc làm lưới ngăn côn trùng để tránh côn trùng bay vào nhà khi có ánh đèn.

Ở vùng miền núi người dân khi đi rừng cần mặc quần áo dài tay, đội mũ, đi giầy, ủng để tránh bị muỗi, bọ chét, rệp, vắt,... cắn, đốt vào những vùng da bị hở.

Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu có nhu cầu thăm khám, bệnh nhân có thể đặt lịch thông qua BookingCare.

 
 
Tài liệu tham khảo
1. https://dantri.com.vn/doi-song/cach-phan-biet-10-vet-con-trung-can-20200413082757809.htm
2. https://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-va-xu-tri-viem-da-tiep-xuc-do-con-trung-n150813.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/