Cảnh báo: Dấu hiệu cơ thể thiếu kẽm
Cảnh báo: Dấu hiệu cơ thể thiếu kẽm
Da khô thiếu kẽm
Một số tổn thương da thường gặp ở bệnh nhân thiếu kẽm - Ảnh: BookingCare

Cảnh báo: Dấu hiệu cơ thể thiếu kẽm

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 31/03/2024 | Cập nhật lần cuối: 16/05/2024
Hàng ngày, cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng kẽm nhỏ cho hoạt động chuyển hóa. Tuy nhiên, cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nhiều nếu thiếu kẽm. Vậy dấu hiệu cơ thể thiếu kẽm là gì? Cùng BookingCare điểm qua các dấu hiệu cơ thể thiếu kẽm qua bài viết sau.

Theo báo cáo kết quả “Tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2019 - 2020” cho thấy, trên toàn quốc, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em 6 đến 59 tháng là 58,0%, ở phụ nữ có thai là 63,5%. 

Điều trị thiếu kẽm không khó tuy nhiên thiếu kẽm có nhiều biểu hiện đa dạng, người bệnh thường bỏ sót và nhầm lẫn với các bệnh lý khác dẫn đến chậm trễ trong việc điều trị.

Những dấu hiệu cơ thể thiếu kẽm

Thay đổi ở da, lông, tóc và móng

Một số tổn thương da thường gặp ở bệnh nhân thiếu kẽm gồm: da khô, nám da, da dễ bong, dễ viêm nhiễm, phát ban (đặc biệt vùng mặt trước, quanh miệng, lưỡi,...), dày sừng và nứt gót da hai bên, loạn dưỡng móng (các hạt gạo trên móng tay), viêm mé móng, tóc giòn dễ gãy, rụng tóc. 

Bên cạnh đó, chậm lành vết thương cũng là biểu hiện thường gặp ở người bệnh thiếu kẽm. 

Biểu hiện ở các hệ cơ quan của thiếu kẽm

Kẽm là một vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.

Kẽm tham gia vào hoạt động của các enzym đóng vai trò quan trọng trong sự phân chia tế bào và phát triển cơ thể, tham gia vào chức năng miễn dịch, kẽm rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, phát triển xương ở trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên. Vì vậy, thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên các hệ cơ quan như:

  • Miễn dịch: hệ miễn dịch người bệnh sẽ suy yếu, cơ thể dễ nhiễm trùng khi gặp các tác nhân bất lợi trong tự nhiên như: vi khuẩn, virus, nấm,...
  • Hô hấp: người bệnh dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp như: viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm phế quản,... Đôi khi, các triệu chứng của bệnh lý sẵn có (như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn,...) sẽ nghiêm trọng hơn.
  • Tiêu hóa: thiếu kẽm khiến người bệnh dễ mắc các bệnh lý tiêu hóa như: tiêu chảy, sụt cân, ăn uống kém,...

Biểu hiện thay đổi các giác quan của thiếu kẽm

Thiếu kẽm còn gây các tác động xấu lên các giác quan (thị giác, khứu giác,...) như:

  • Mắt: sợ ánh sáng, mất khả năng thích nghi với bóng tối, mù đêm, quáng gà, khô mắt, loét giác mạc.
  • Khứu giác: mất mùi
  • Vị giác: giảm cảm giác ngon miệng, chán ăn.

Dấu hiệu tinh thần, thể chất và sức khỏe tình dục của người thiếu kẽm

Một số biểu hiện tinh thần và thể chất của bệnh nhân thiếu kẽm gồm: rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, trẻ khóc đêm kéo dài,..), suy nhược thần kinh (đau đầu, dễ bị kích thích, sa sút trí nhớ, trầm cảm, thay đổi tính tình,...), chậm phát triển tâm thần vận động,…

Người thiếu kẽm thường có biểu hiện rối loạn chức năng tình dục như: trì hoãn sự trưởng thành sinh dục, giảm ham muốn và đôi khi là mất khả năng sinh sản.

Kẽm là vi chất quan trọng và rất cần thiết cho con người, chúng tham gia vào hầu hết các quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể. Mặc dù, kẽm là một nguyên tố vi lượng dồi dào trong cơ thể con người, nhưng cơ thể chúng dự trữ kẽm với một lượng không đáng kể.

Do đó, khi nhận thấy cơ thể có những bất thường thiếu kẽm, cần kiểm tra và bổ sung kẽm kịp thời, nhằm tránh tối đa các tác hại xấu đến cơ thể.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết