Cảnh báo: Top 4+ nguyên nhân gây nước tiểu sẫm màu
Cảnh báo: Top 4+ nguyên nhân gây nước tiểu sẫm màu
Nước tiểu sâm màu
Nước tiểu sẫm màu có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý - Ảnh: BookingCare

Cảnh báo: Top 4+ nguyên nhân gây nước tiểu sẫm màu

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 03/06/2024 | Cập nhật lần cuối: 03/06/2024
Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, tương tự như màu rơm. Nước tiểu sẫm màu có thể từ màu vàng đậm đến nâu sẫm thậm chí cam hoặc đỏ có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Màu sắc của nước tiểu là một trong những dấu hiệu quan trọng giúp theo dõi sức khỏe. Việc nhận thấy nước tiểu có màu sẫm hơn bình thường có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể, vì vậy không nên chủ quan khi thấy xuất hiện tình trạng này.

Cùng BookingCare tìm hiểu về các nguyên nhân làm cho nước tiểu sẫm màu, từ đó có thể đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân để có phương án tốt nhất giảm thiểu tình trạng này.

Top 4+ nguyên nhân gây nước tiểu sậm màu

Một số nguyên nhân làm cho nước tiểu sậm màu như:

Mất nước

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến nước tiểu sẫm màu. Khi bạn không uống đủ nước, cơ thể sẽ tiết ra ít nước tiểu hơn và trở nên cô đặc hơn, dẫn đến màu sẫm hơn.

Thực phẩm

Một số loại thực phẩm và thuốc có thể làm thay đổi màu sắc nước tiểu như: củ dền, măng tây, thanh long,... có thể khiến nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ. 

Thuốc

Một số hóa chất được tìm thấy trong các loại thuốc thông thường có thể góp phần làm cho nước tiểu sậm màu. Chúng bao gồm iốt, thuốc chống sốt rét, ngộ độc phenol và methocarbamol. Một số vitamin bổ sung cũng có thể dẫn đến nước tiểu sậm màu.

Vấn đề sức khỏe

Nước tiểu sẫm màu cũng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo hoặc cơ quan tiết niệu khác gây bệnh. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới do cấu tạo hệ tiết niệu ngắn, nhất là nhiễm khuẩn bàng quang và viêm bàng quang niệu đạo,...
  • Sỏi tiết niệu: sỏi thận, sỏi bàng quang có thể gây tổn thương cho các cơ quan mà nó cư trú, làm cho hồng cầu từ các mao mạch thoát ra ngoài nước tiểu làm cho nước tiểu sẫm màu đỏ.
  • Bệnh gan: Nếu nước tiểu sẫm màu đậm và da hoặc mắt có màu vàng, đó là biểu hiện bệnh lý của gan như bệnh viêm gan do virus, viêm gan do rượu, xơ gan,... 
  • Tan máu và các rối loạn di truyền:
    • Thiếu máu tán huyết cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến nước tiểu sẫm màu. Đây là tình trạng xảy ra khi các tế bào hồng cầu của người bệnh bị phá hủy nhanh hơn được tạo ra.
    • Các rối loạn máu di truyền, chẳng hạn như bệnh hồng cầu hình liềm hoặc thalassemia, cũng có thể dẫn đến thiếu máu tán huyết. Đây cũng có thể tác dụng phụ tiềm ẩn của một số loại thuốc và đôi khi có thể xảy ra sau khi truyền máu.
  • Alcapton niệu: Đây là một căn bệnh di truyền hiếm gặp do sự tích tụ acid homogentisic trong cơ thể. Cơ thể không có khả năng chuyển đổi tyrosine (là một amino acid) thành dẫn chất, cuối cùng dẫn đến chứng alcapton niệu làm nước tiểu sẫm màu nguyên nhân là vì cơ thể thiếu một enzym quan trọng.
  • Ung thư: Một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiết niệu như: ung thư thận, bàng quang,... có thể khiến nước tiểu có màu sẫm đỏ.

Khi nào cần đi khám bác sĩ khi thấy nước tiểu sẫm màu?

Cần đến các cơ sở y tế có chuyên môn để được thăm khám và phát hiện kịp thời các bệnh lý nếu có khi thấy nước tiểu của bạn có màu sẫm kèm theo các triệu chứng khác như:

  • Đau bụng
  • Sốt
  • Buồn nôn và nôn
  • Mệt mỏi
  • Thay đổi thói quen tiểu tiện (tần suất, lượng nước tiểu)
  • Máu trong nước tiểu
  • Nước tiểu của bạn có màu sẫm và bạn không biết nguyên nhân
  • Nước tiểu có mùi hôi bất thường

Vì vậy, nếu bạn thấy nước tiểu của mình có màu sẫm màu, điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp. Ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào khác việc đi khám bác sĩ cũng là điều cần thiết nếu nhận thấy nước tiểu sẫm màu kéo dài và không rõ nguyên nhân.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết