Chăm sóc người bệnh sốt mò ngay tại nhà 
Hạ nhiệt bằng cách chườm nước ấm hoặc Paracetamol khi nhiệt độ > 38,5 °C - Ảnh BookingCare
Hạ nhiệt bằng cách chườm nước ấm hoặc Paracetamol khi nhiệt độ > 38,5 °C - Ảnh BookingCare

Chăm sóc người bệnh sốt mò ngay tại nhà 

Tác giả: - Xuất bản: 04/02/2024 - Cập nhật lần cuối: 04/02/2024
Bệnh sốt mò là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi loài vi khuẩn thuộc họ Rickettsia thông qua vết đốt của ấu trùng mò. Bệnh không khó điều trị, tuy nhiên cần phải được thăm khám và điều trị ngay khi có triệu chứng thì mới đem lại kết quả cao. 

Bên cạnh việc điều trị nguyên nhân bằng các loại thuốc kháng sinh thích hợp theo chỉ định của bác sĩ, người bị bệnh sốt mò còn cần thêm chế độ chăm sóc ngay tại nhà để giúp sức khỏe nhanh chóng bình phục.  

Các biện pháp chăm sóc người bị bệnh sốt mò

  • Bệnh nhân đáp ứng tốt với thuốc điều trị, khả năng hết sốt trong vòng 24-36 giờ. Tuy nhiên người bị bệnh sốt mò thường ăn ít, cơ thể kém hấp thu do đó cần có kế hoạch chăm sóc toàn diện. Cho bệnh nhân ăn đủ dinh dưỡng, thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày, không nên kiêng khem quá kỹ vì bệnh nhân có thể bị suy dinh dưỡng.
  • Nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về bệnh truyền nhiễm nếu bệnh nhân không cải thiện khi dùng kháng sinh hoặc có các triệu chứng bất thường. Ở những bệnh nhân đã khỏi bệnh sốt mò nhưng vi khuẩn O. tsutsugamushi vẫn còn trong cơ thể. Vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng mạn tính với các triệu chứng nhẹ mặc dù đã dùng liệu pháp kháng sinh đầy đủ.
  •  Mò sống bằng cách hút máu trên cơ thể động vật máu nóng, đặc biệt là các loài gặm nhấm, đại diện là chuột - ký chủ chính của bệnh. Nếu mò hút máu con vật có mầm bệnh Rickettsia thì cũng sẽ sinh ra một thế hệ ấu trùng bị lây nhiễm tiếp tục. Sau đó, nếu gặp cơ thể người, mò sẽ bám lên, chèn ống hút ở miệng vào nang lông hay lỗ chân lông ở vùng da mềm, có nếp nhăn như nách, khuỷu, bẹn... và lây nhiễm vi trùng cho người. Bệnh sốt mò hoàn toàn không lây truyền từ người sang người, do đó người chăm sóc bệnh nhân sẽ không bị lây nhiễm và không bị bệnh sốt mò. 
  • Làm hết tình trạng viêm nhiễm, giảm thân nhiệt cho bệnh nhân.
  • Hạ nhiệt bằng cách chườm nước ấm hoặc Paracetamol khi nhiệt độ > 38,5 °C.
  • Dùng kháng sinh cho bệnh nhân theo đúng y lệnh của thầy thuốc, chú ý hướng dẫn bệnh nhân uống Doxycyclin với nhiều nước và tư thế đứng hoặc ngồi để tránh thuốc gây bỏng thực quản.
  • Vệ sinh thân thể, đề phòng viêm da: Lau người cho bệnh nhân hàng ngày bằng nước sôi để nguội, sau đó lau khô ngay bằng khăn bông sạch, nếu có viêm da không được tắm rửa cho bệnh nhân bằng nước xà phòng.
  • Cho bệnh nhân mặc quần áo rộng, mềm, cắt móng tay cho bệnh nhân tránh quần áo cọ vào da và tránh gãi làm xước da, viêm da.

Bệnh sốt mò là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính và cách phòng bệnh hiệu quả là không để ấu trùng mò cắn đốt bằng cách phát quang bụi rậm, diệt ổ dịch, bôi thuốc diệt côn trùng... Đặc biệt, không được tự ý điều trị bệnh tại nhà, không được chủ quan, nên đến ngay cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt mò. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết