Các phương pháp điều trị bệnh sốt mò hiện nay
Điều trị sốt mò bằng các loại thuốc kháng sinh thích hợp - Ảnh BookingCare 
Điều trị sốt mò bằng các loại thuốc kháng sinh thích hợp - Ảnh BookingCare 

Các phương pháp điều trị bệnh sốt mò hiện nay

Tác giả: - Xuất bản: 04/02/2024 - Cập nhật lần cuối: 05/02/2024
Bệnh sốt mò đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị hiện nay, nhất là trường hợp bệnh nhân được phát hiện sớm và điều trị bệnh ngay. Các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm sau 1 đến 3 ngày điều trị.  

Bệnh sốt mò gây ra bởi loài vi khuẩn thuộc họ Rickettsia, do đó điều trị nội khoa với thuốc kháng sinh Doxycycline và Chloramphenicol là phương pháp tối ưu để điều trị bệnh. Bên cạnh đó, việc chăm sóc người bệnh sốt mò bằng cách bổ sung chế độ dinh dưỡng cũng cực kỳ cần thiết.

Biến chứng bệnh sốt mò nếu không được điều trị sớm và đúng cách

Bệnh sốt mò nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ có nguy cơ cao dẫn đến các biến chứng:

  • Thần kinh: rối loạn tri giác, viêm màng não, viêm não, tổn thương thần kinh sọ não, viêm thần kinh ngoại biên.
  • Tim mạch: viêm tắc mạch máu, viêm cơ tim, trụy tim mạch; suy thận; viêm phổi, suy hô hấp.
  • Ngoài ra có thể gây gan, lách, hạch to; hiếm hơn là đông máu nội mạch lan tỏa và hội chứng thực bào máu.
  • Bệnh diễn tiến nặng nhẹ tùy vào các yếu tố như: chủng O. tsutsugamushi gây bệnh, tuổi bệnh nhân (tuổi > 50 tỷ lệ tử vong 45% đến 60% nếu không điều trị). Tỷ lệ tử vong một số nơi như Nhật 31,6%; Đài Loan 10%. Nguyên nhân tử vong thường do trụy tim mạch, viêm cơ tim, xuất huyết, viêm phổi, biến chứng viêm não - màng não. Ở Ấn Độ, 1/3 bệnh nhân nhập viện bị sốt mò nặng, suy đa cơ quan, với tỷ lệ tử vong trung bình 24%.

Phương pháp điều trị bệnh sốt mò

Điều trị bệnh sốt mò bao gồm điều trị nguyên nhân, điều trị triệu chứng và chăm sóc hỗ trợ giúp người bệnh phục hồi: 

Điều trị nguyên nhân

  • Điều trị kháng sinh hiệu quả nhất khi bệnh nhân mới xuất hiện các triệu chứng đầu tiên.
  • Thời gian hồi phục nhanh, sau khi dùng thuốc từ 1 đến 3 ngày.
  • Bệnh sốt mò là bệnh nhiễm trùng cấp tính gây ra bởi vi khuẩn thuộc họ Rickettsia - Orientia tsutsugamushi là vi khuẩn ký sinh nội bào. Điều trị sốt mò là dựa vào kháng sinh. Doxycycline và Chloramphenicol là hai loại kháng sinh thường được ưu tiên sử dụng. Thuốc có thể dùng bằng đường tiêm hoặc uống, điều trị trong 7 đến 15 ngày.
  • Các macrolid mới hơn có thể thích hợp cho trẻ em và phụ nữ mang thai.
  • Trong một thử nghiệm nhỏ, azithromycin đã được chứng minh là có hiệu quả tương đương với doxycycline.
  • Rifampin và azithromycin đã được sử dụng thành công ở những khu vực mà bệnh sốt mò kháng lại liệu pháp thông thường.

Điều trị triệu chứng

  • Điều chỉnh rối loạn nước - điện giải do sốt cao kéo dài, rối loạn tiêu hóa.
  • Điều trị các biến chứng của bệnh sốt mò (nếu có): tổn thương phổi, tổn thương tim mạch, tổn thương ở các hệ cơ quan do vi khuẩn Orientia tsutsugamushi gây ra. 

Bệnh nhân đáp ứng tốt với thuốc điều trị, khả năng hết sốt trong vòng 24-36 giờ. Tuy nhiên người bị bệnh sốt mò thường ăn ít, cơ thể kém hấp thu do đó cần có kế hoạch chăm sóc toàn diện: kết hợp điều trị thuốc, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp. 

Bệnh sốt mò gây ra bởi loài vi khuẩn có hại xâm nhập vào bên trong cơ thể người và gây ra những tổn thương thực thể tại vị trí mà nó cư trú. Do đó điều trị bệnh tập trung vào diệt vi khuẩn và điều trị triệu chứng bệnh sốt mò, chăm sóc hỗ trợ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết