Xuất bản: 12/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 08/01/2024
Chẩn đoán hội chứng kháng phospholipid bằng cách nào? - Ảnh: BookingCare
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các phương pháp chẩn đoán hội chứng kháng phospholipid và những điều cần lưu ý khi tiến hành quá trình này.
Nếu bạn đã từng trải qua tình trạng đông máu hoặc sảy thai liên tiếp mà không rõ nguyên nhân, bác sĩ có thể đề xuất xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng đông máu và xác định có tồn tại kháng thể liên quan đến hội chứng kháng phospholipid hay không.
Hội chứng antiphospholipid (APS) là một bệnh autoimmunity mà trong đó hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể chống lại các phân tử phospholipid trong cơ thể.
Chẩn đoán hội chứng kháng phospholipid
Vào năm 2023, Hiệp hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) và Hội thấp khớp học Châu Âu (EULAR) đã đưa ra đồng thuận về chẩn đoán hội chứng kháng Phospholipid (APS):
Tiêu chuẩn đầu vào: Có ít nhất 1 trong số các tiêu chuẩn lâm sàng thuộc bảng dưới (từ nhóm 1 đến 6) và kháng thể kháng Phospholipid (aLP) dương tính (lupus anticoagulant hoặc anti-cardiolipin từ trung bình đến cao hoặc kháng thể kháng beta2-glycoprotein-I [IgG hoặc IgM] dương tính sau 3 năm đạt tiêu chuẩn lâm sàng).
Tiêu chí lâm sàng
Điểm
D1. Macrovascular ( Huyết khối tĩnh mạch - VTE)
VTE với người có yếu tố nguy cơ
VTE với người không có yếu tố nguy cơ
1
3
D2. Macrovascular ( Huyết khối động mạch - AT)
AT với người có yếu tố nguy cơ bệnh lý Tim mạch
AT với người không có yếu tố nguy cơ bệnh lý Tim mạch
2
4
D3. Microvascular (Vi mạch)
Nghi ngờ ( có 1 hoặc nhiều yếu tố sau)
Tổn thương da dạng Livedo racemosa (khám)
Bệnh mạch máu Livedoid (khám)
Bệnh Thận-aPL cấp/mạn ( khám or xét nghiệm)
Xuất huyết phổi (triệu chứng và hình ảnh học)
Xác định ( có 1 hoặc nhiều yếu tố sau)
Bệnh mạch máu Livedoid ( giải phẫu bệnh)
Bệnh Thận-aPL cấp/mạn ( giải phẫu bệnh)
Xuất huyết phổi ( Rửa phế quản- BAL hoặc giải phẫu bệnh)
Bệnh cơ tim ( hình ảnh hoặc giải phẫu bệnh)
Xuất huyết tuyến thượng thận ( hình ảnh hoặc giải phẫu bệnh)
2
5
D4. Sản khoa
>= 3 sẩy thai liên tiếp (<10 tuần) và/hoặc thai lưu sớm (10 tuần 0 ngày đến 15 tuần 6 ngày)
Thai lưu (16 tuần đến 33 tuần 6 ngày) không có tiền sản giật (PEC) với các đặc điểm nghiêm trọng hoặc suy nhau thai ( PI) với các đặc điểm nghiêm trọng
Tiền sản giật (PEC) nặng (<34 tuần) hoặc suy nhau thai nặng (PI) (<34 tuần) có/không thai chết lưu
Tiền sản giật (PEC) nặng (<34 tuần) và suy nhau thai (PI) có nặng (<34 tuần) có/không có thai chết lưu
aCL +- aBeta2GP-I IgM dương tính mức độ trung bình/ cao
aCL +- aBeta2GP-I IgG dương tính mức độ trung bình
aCL hoặc aBeta2GP-I IgG dương tính mức độ cao
aCL và aBeta2GP-I IgG dương tính mức độ cao
1
4
5
7
Chẩn đoán hội chứng kháng phospholipid khi:
>= 3 điểm lâm sàng + >= 3 điểm cận lâm sàng
Tổng điểm
Để xác nhận chẩn đoán APS, các kháng thể phải được phát hiện trong máu ít nhất hai lần, và các xét nghiệm này phải được tiến hành cách nhau ít nhất 12 tuần. Chẩn đoán APS chỉ được đưa ra khi các kháng thể này gây ra vấn đề về sức khỏe, như rối loạn đông máu, thai ngoài tử cung, hoặc các biến chứng khác.
Việc chẩn đoán chính xác và kịp thời sẽ giúp bác sĩ xác định phương pháp điều trị hội chứng kháng phospholipid phù hợp nhằm kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng..