Chảy nước mũi - triệu chứng điển hình của bệnh viêm xoang mũi

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 05/07/2017 - Cập nhật lần cuối: 14/07/2022

Chảy mũi là chứng quan trọng, điển hình thường gặp ở bệnh mũi xoang. Có thể gặp tình trạng chảy nước, chảy mủ, chảy nhầy. Khi người bệnh mắc viêm mũi, ngoài chảy mũi còn kèm theo tắc ngạt, đau, sốt, hắt hơi…

Chảy nước mũi là triệu chứng điển hình của bệnh viêm xoang mũi
Chảy nước mũi là triệu chứng điển hình của bệnh viêm xoang mũi - Ảnh: Pixabay

Chảy mũi là chứng quan trọng, điển hình thường gặp ở bệnh mũi xoang. Có thể gặp tình trạng chảy nước, chảy mủ, chảy nhầy. Cần đi khám Tai Mũi Họng để tìm nguyên nhân chính xác gây chảy nước mũi và có hướng điều trị kịp thời. 

Khi có tình trạng chảy nước mũi sẽ khiến người bệnh khó chịu do làm giảm lượng không khí lưu thông trong mũi, bệnh nhân không tự tin khi giao tiếp vì cứ phải xì mũi hoặc khịt khạc thường xuyên.

Hiện tượng chảy nước mũi có thể tự hết nhưng cũng có thể để lại những biến chứng do không điều trị kịp thời như viêm xoang, viêm tắc vòi tai, viêm họng, viêm thanh khí phế quản,... thậm chí để lại di chứng cho trẻ như bộ mặt V.A. Khi mắc viêm mũi ngoài chảy mũi còn kèm theo tắc ngạt, đau, sốt, hắt hơi…

Triệu chứng chảy nước mũi và chẩn đoán

Quan sát thấy

  • Chất chảy, xì ra, đọng ở sàn hốc mũi, cửa lỗ mũi, ở khăn tay để xác định là dịch, nhầy hay mủ.
  • Cửa lỗ mũi có nhầy, mủ bám, đóng vảy, da có bị bợt, nứt chân chim, loét.
  • Hốc mũi, sàn mũi có chất xuất tiết ứ đọng.

Nội soi mũi

  • Sàn, khe dưới có dịch nhầy ứ đọng (trong viêm mũi).
  • Khe giữa có mủ (trong viêm xoang).
  • Dịch, nhầy, mủ hảy vảy bám ở cuốn dưới, cuốn giữa, vách ngăn.

Thăm khám họng

  • Soi mũi sau thấy có dịch, nhầy, mủ chảy từ cửa lỗ mũi sau, bám ở thành sau họng.

Khi có một số triệu chứng kể trên, người bệnh cần đi khám Tai Mũi Họng để điều trị sớm, tránh tình trạng viêm nhiễm kéo dài. 

Nguyên nhân gây chảy nước mũi

Loại chảyDiễn biếnBệnh
Dịch 

Từng lúc, từng cơn

- Viêm mũi dị ứng (theo dị nguyên)
- Viêm mũi vận mạch
Liên tục- Viêm mũi xuất tiết, phù nề.
- Viêm mũi họng thông thường
NhầyCấp, từng đợt- Viêm V.A thường gặp ở trẻ nhỏ
- Viêm mũi xoang cấp ở trẻ em.
Mủ Một bên- Viêm xoang hàm do răng
- Dị vật ở mũi
- Ung thư mũi, sàng hàm, NPC.
 Hai bên - Viêm mũi đặc hiệu (lậu, bạch cầu)
- Viêm xoang cấp, viêm nhiễm khuẩn
 Vảy Mạn - Viêm mũi teo: trĩ mũi.
- Viêm mũi đặc hiệu (lao, giang mai)

Xử trí khi bị chảy nước mũi

Rất nhiều người bệnh chủ quan khi bị chảy nước mũi và chờ tự khỏi. Tuy nhiên, cần hiểu rằng, chảy mũi xảy ra khi lớp niêm mạc mũi bị viêm, gây sưng, phù nề niêm mạc mũi, giảm lượng khí lưu thông, khó thở.

Nếu để lâu, tình trạng càng nặng thêm và viêm nhiễm kéo dài. Vì vậy, người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa, cũng như có những cách xử trí và chăm sóc tại nhà cho phù hợp. 

Xử trí chung

  • Không để chất nhầy ứ đọng trong mũi: hút sạch (với trẻ nhỏ),xì mũi nhẹ đúng cách.
  • Làm khô, ngưng chảy mũi bằng cách dùng thuốc rỏ mũi, xông hơi mũi, khí dung, chọc rửa xoang hàm: khi mủ chảy từ xoang ra.

Xử trí nguyên nhân

Nội khoa

  • Do dị vật, vận mạch: dùng kháng histamin + hydrocortison, giải mẫn cảm đặc hiệu.
  • Do viêm: cho kháng sinh + vitamin.

Ngoại khoa

  • Chọc rửa, hút xoang.
  • Phẫu thuật xoang.

Khám chữa ở đâu tốt?

Nếu thường xuyên bị hắt hơi, chảy nước mũi sẽ đồng nghĩa với việc lượng không khí đưa oxy cho cơ thể giảm dẫn đến hậu quả là làm việc chóng mệt, hay cáu gắt... sức đề kháng của cơ thể cũng không còn tốt.

Vì thế, để giảm tình trạng này việc thăm khám định kỳ khi có sự thay đổi bất thường của cơ thể là rất cần thiết.

Với tình trạng chảy nước mũi liên tục trong thời gian dài bạn không nên tiếp tục tự điều trị tại nhà nữa mà hãy đến các trung tâm y tế tin cậy để khám và xác định nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Tuy chỉ là một triệu chứng đơn giản nhưng đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh liên quan tới mũi, do vậy bạn hãy nhanh chóng đi kiểm tra.

Nếu gặp khó khăn trong việc lựa chọn nơi thăm khám các bệnh liên quan tới tai mũi họng, thì những địa chỉ bệnh viện hay phòng khám dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn.

  • Bệnh viện Tai Mũi họng Trung ương
    • Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
  • Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Bạch Mai
    • Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
  • Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Đa khoa An Việt
    • Địa chỉ: 1E, Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Phòng khám Đa khoa Vietlife
    • Địa chỉ: 14 Trần Bình Trọng – Hoàn Kiếm – Hà Nội. 
 
 
Tài liệu tham khảo
1. GS.TS Ngô Ngọc Liễn (Chủ biên) - Bệnh học Tai - Mũi - Họng - Nhà xuất bản Y học năm 2016. Trang 164.
2. http://suckhoedoisong.vn/xu-tri-dung-khi-tre-nho-chay-nuoc-mui-n30251.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Trợ lý AI

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/