Chỉ số PLT trong xét nghiệm máu thường được sử dụng để đánh giá mức độ đông máu và chức năng làm việc của tiểu cầu. Căn cứ vào kết quả đo lường, bác sĩ và người làm xét nghiệm có thể xác định được tình trạng sức khỏe cụ thể.
Chỉ số PLT (Platelet) là chỉ số đo lượng tiểu cầu trong máu. Tiểu cầu là một trong ba thành phần chính của máu cùng hồng cầu và bạch cầu loại tế bào máu nhỏ nhất trong cơ thể có nhiệm vụ hình thành các cục máu, khối máu đông để cầm máu.
Xét nghiệm số lượng tiểu cầu được sử dụng để đánh giá khả năng đông máu. Số lượng tiểu cầu có thể chẩn đoán một số bệnh và nguyên nhân gây chảy máu hoặc đông máu quá mức gây ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Các trường hợp có những sự thay đổi bất thường về sức khỏe hoặc các thay đổi trên cơ thể có thể là dấu hiệu cảnh báo cần thực hiện xét nghiệm PLT. Nếu xuất hiện các triệu chứng như:
Phạm vi giá trị chỉ số PLT bình thường có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định của cơ sở y tế, mẫu xét nghiệm hoặc phương pháp phân tích mẫu của phòng thí nghiệm. Theo một số quy định chung, chỉ số PLT bình thường trong các xét nghiệm PLT thường dao động ở mức 150.000 - 400.000 tiểu cầu trên mỗi microliter (mcL).
Chỉ số PLT thấp được quy định dưới mức 150.000 mcL. Số lượng tiểu cầu thấp hơn bình thường được gọi là hội chứng giảm tiểu cầu. Nếu chỉ số PLT đo dưới 50.000 mcL có nguy cơ chảy máu cao hơn, ngay cả với các hoạt động hàng ngày nếu có tác động bình thường cũng có thể gây chảy máu.
Mức PLT thấp có thể là dấu hiệu của việc thiếu hụt vitamin B12, folate, các vitamin B phức hợp, tình trạng bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch, rối loạn tự miễn dịch, bệnh nhiễm trùng và virus (parvovirus, cytomegalovirus, bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng), bệnh gan, một số bệnh ung thư,...
Các trường hợp kết quả xét nghiệm số lượng tiểu cầu từ 400.000 mcL trở lên được coi là PLT cao. Hiện tượng cơ thể tạo ra quá nhiều tiểu cầu bình thường được gọi là tăng tiểu cầu.
Dấu hiệu tăng tiểu cầu có thể cảnh báo một số chứng bệnh như: thiếu sắt, nguy cơ hình thành cục máu đông ở các mạch máu, cơ quan trong cơ thể, một số bệnh nhiễm trùng, bệnh đa hồng cầu nguyên phát, chấn thương tủy, u nguyên bào tủy, ung thư,...
Trường hợp số lượng tiểu cầu cao hoặc tiểu cầu thấp có thể xuất hiện bởi một số nguyên nhân ảnh hưởng như sau:
Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến hơn là:
Để duy trì mức chỉ số PLT bình thường, bạn đọc có thể thực hiện một số biện pháp như:
Chỉ số PLT trong xét nghiệm mang ý nghĩa quan trọng đối với việc đánh giá chức năng hình thành cục máu đông, xác định nguyên nhân gây chảy máu hoặc đông máu quá mức. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ và người xét nghiệm có thể chẩn đoán và áp dụng các biện pháp điều chỉnh phù hợp để đảm bảo và duy trì chức năng ổn định của cơ thể.