Viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến của chuyên ngành Tai mũi họng với các biểu hiện như ngạt mũi, chảy nước mũi, đau vùng đầu mặt, giảm khứu giác,… Y học cổ truyền điều trị viêm xoang có thể áp dụng các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc (cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu,…) đều cho hiệu quả cao. Cùng tìm hiểu điều trị viêm xoang theo đông y qua bài viết dưới đây.
Xoang là những hốc xương rỗng thuộc khối xương sọ mặt, ở quanh hốc mũi và thông với hốc mũi. Các lớp xương này được lót bởi niêm mạc đường hô hấp giống hốc mũi. Tình trạng viêm nhiễm hệ thống xoang, hoặc bị phù nề do dị ứng, dẫn đến làm tắc đường dẫn lưu tự nhiên của xoang , hậu quả làm ảnh hưởng tới sự thông khí và dẫn lưu dịch trong mũi xoang.
Khi có triệu chứng điển hình của viêm xoang như đau nhức vùng mặt, vùng mắt, chảy nước mũi, ngạt mũi hai bên,..., người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh các biến chứng không đáng có tới các cơ quan lân cận như viêm mũi họng mạn tính, viêm tai giữa, áp xe ổ mắt,,... hay thậm chí có thể ảnh hưởng các cơ quan xa như viêm thận, viêm khớp.
Nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng, trong đó có thể được xếp thành các nhóm chính: nguyên nhân do viêm nhiễm (vi khuẩn, vi rút), do dị ứng, do chấn thương, do cơ địa, có cơ địa suy giảm miễn dịch, bất thường lông chuyển, có bất thường cấu giải phẩu như vẹo vách ngăn, polyp mũi), do hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản.
Còn theo y học cổ truyền, viêm mũi xoang thuộc phạm vi các chứng bệnh sau:
Nguyên nhân viêm xoang có thể do ngoại tà (nguyên nhân bên ngoài) như phong, hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào cơ thể hoặc nội thương tạng phủ (cơ thể yếu từ bên trong do ăn uống không điều tiết, lao nhọc khó nghĩ). Nguyên nhân bên ngoài và bên trong có thể cùng kết hợp với nhau dẫn đến những bệnh cảnh phức tạp, cần sự thăm khám tỉ mỉ của những thầy thuốc có chuyên môn để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Y học hiện đại đã tiến hành nhiều nghiên cứu để đánh giá các đặc tính của bệnh viêm mũi xoang, từ đó đề xuất các chiến lược điều trị đa dạng. Các phương pháp điều trị bao gồm:
Các biện pháp này có thể phù hợp với giai đoạn cấp, tuy nhiên bệnh viêm xoang thường phát sinh và diễn tiến trong một khoảng thời gian dài, đặc biệt khi điều trị không dứt điểm ở giai đoạn cấp và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như không khí ô nhiễm, môi trường làm việc, hoặc các yếu tố dị ứng. Điều này dẫn đến tình trạng bệnh thường hay tái phát và dễ tiến triển thành mạn tính.
Việc điều trị viêm xoang khi bệnh mạn tính trở nên khó khăn hơn, với các triệu chứng thường xuyên gây trở ngại đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, sử dụng các thuốc tân dược tuy hiệu quả nhưng gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Chính vì vậy, đông y với các phương pháp chữa bệnh an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả cao là lựa chọn được nhiều thầy thuốc và người dân tin dùng.
Tùy theo từng nguyên nhân viêm xoang mà bác sĩ sẽ lựa chọn bài thuốc và gia giảm hợp lý. Tương ứng với nguyên nhân viêm xoang do dị ứng và viêm xoang do viêm nhiễm của y học hiện đại, đông y cũng chia viêm xoang thành các thể bệnh để chữa.
Viêm xoang dị ứng theo đông y thường do phong hàn kết hợp với phế hư và vệ khí hư gây nên. Phế có tác dụng gần giống như phổi, vệ khí có tác dụng bảo vệ cơ thể. Khi cơ thể yếu sẽ dễ bị ngoại tà như phong hàn xâm nhập mà gây bệnh. Các bài thuốc thường dùng là Ngọc bình phong tán kết hợp Quế chi thang gia giảm hoặc Tiểu thanh long thang gia giảm.
Nếu người bệnh mệt mỏi, chảy nước mũi nhiều thêm vị ma hoàng, tế tân. Nếu người bệnh mệt mỏi, đoản hơi thì thêm vị đẳng sâm, kha tử.
Viêm xoang nhiễm khuẩn thường do phong nhiệt hoặc nhiệt độc gây ra, tùy theo tình trạng cấp tính hay mạn tính mà điều trị.
Lưu ý: Các bài thuốc trên chỉ có tính chất tham khảo. Mỗi người có một thể trạng khác nhau, tình trạng bệnh khác nhau,... nên cần có sự khám xét tỉ mỉ và cho đơn của bác sĩ để bệnh tình sẽ nhanh khỏi hơn.
Ngoài dùng các bài thuốc, y học cổ truyền còn có thể hỗ trợ điều trị viêm xoang bằng các phương pháp như châm cứu, điện châm, laser châm, nhĩ châm (châm huyệt ở tai), thủy châm (đưa thuốc vào huyệt), cấy chỉ (cấy chỉ tự tiêu vào các huyệt với mục tiêu kích thích huyệt trong 7 – 14 ngày), xoa bóp bấm huyệt, luyện tập khí công.
Tuy nhiên, khi áp dụng cần nắm rõ các chống chỉ định của mỗi biện pháp trên như: cơ thể suy kiệt, da vùng huyệt bị viêm nhiễm, người mắc bệnh ngoài da hay người bị dị ứng với chỉ tự tiêu,… Chính vì vậy người bệnh không nên tự áp dụng tại nhà mà nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Hướng dẫn tự điều trị giảm đau do viêm xoang tại nhà bằng phương pháp xoa bóp ấn huyệt: Day huyệt Toán trúc, Ngư yêu, Ấn đường, Nghinh hương, Thừa khấp, Cự liêu, Đại trữ, Phong trì, Hợp cốc, Túc tam lý, Liệt khuyết trong 10 phút mỗi buổi tối. Uống nước gừng ấm vào buổi tổi cũng cải thiện cơ đau do viêm xoang tương tự.
Tóm lại, chữa viêm xoang bằng đông y là một lựa chọn lành tính với nhiều phương pháp đa dạng, đem lại hiệu quả tốt giúp cải thiện triệu chứng và chất lượng cuộc sống của người bệnh, nhất là đối những người bị viêm xoang mạn tính.