Có những phương pháp nào để điều trị xơ cứng bì?
Phương pháp điều trị bệnh xơ cứng bì
Phương pháp điều trị bệnh xơ cứng bì - Ảnh: BookingCare

Có những phương pháp nào để điều trị xơ cứng bì?

Tác giả: - Xuất bản: 28/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 18/12/2023
Điều trị xơ cứng bì phụ thuộc vào phân loại bệnh và tình trạng bệnh nhân. Các biện pháp điều trị bệnh hiện tại phần lớn tập trung vào việc cải thiện triệu chứng ở người bệnh.

Xơ cứng bì, hay còn gọi là xơ cứng mô liên kết, là một tình trạng mà mô liên kết trong cơ thể trở nên cứng và không linh hoạt như bình thường. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, có những phương pháp điều trị hiệu quả để giảm thiểu tác động của xơ cứng bì.

Phương pháp điều trị xơ cứng bì khu trú

Trường hợp người bệnh mắc xơ cứng bì dạng khu trú, thường chỉ ảnh hưởng đến một vùng da trên cơ thể, do đó, các phương phấp điều trị thường chỉ tác động ngoài da hoặc ở lớp cấu trúc dưới da như:  mô dưới da, mô liên kết,... tại vị trí bị xơ cứng. Các phương pháp được áp dụng để điều trị xơ cứng bì dạng này thường như:

  • Bôi Corticosteroids mạnh (mỡ hoặc kem thoa) giúp làm giảm phản ứng viêm và ngăn bệnh tiến triển
  • Corticoids tiêm vùng rìa sang thương hoặc dùng kèm với băng bịt
  • Laser cho trường hợp dãn mạch hay rối loạn sắc tố
  • Phẫu thuật thẩm mỹ, ghép da tự thân

Trong một số trường hợp, các tổn thương khu trú ở vùng da của người bệnh xơ cứng bì có thể dần dần được cải thiện theo thời gian (3-5 năm) và có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Phương pháp điều trị xơ cứng bì toàn thể

Xơ cứng bì toàn thể là một căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim, hô hấp và thận. Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị hiệu quả cho xơ cứng bì toàn thể. Phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào giảm thiểu triệu chứng xơ cứng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Đối với từng trường hợp, sẽ áp dụng các phác đồ điều trị khác nhau, kết hợp một hay nhiều các biện pháp sau:

Dùng thuốc

Xơ cứng bì toàn thể có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể nên việc lựa chọn thuốc sẽ khác nhau tùy thuộc vào các triệu chứng. Ví dụ bao gồm các loại thuốc:

  • Thuốc giãn mạch: Các loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị hội chứng Raynaud, một trong các biểu hiện đặc trưng của bệnh lý xơ cứng bì. Các loại thuốc được chỉ định sử dụng như: thuốc chẹn canxi (nifedipine, amlodipin), diltiazem
  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch: Các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch có thể giúp làm giảm sự tiến triển của một số triệu chứng xơ cứng bì, chẳng hạn như da dày lên hoặc tổn thương phổi
  • Thuốc giảm triệu chứng tiêu hóa: Thuốc giảm axit dạ dày có thể hỗ trợ người bệnh giảm triệu chứng ợ nóng. Thuốc điều chỉnh hoạt động ruột có tác dụng giúp giảm triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, táo bón.
  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau được chỉ định sử dụng cho người bệnh xơ cứng bì gồm: thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs), Thuốc chống viêm steroid, corticoids,...

Vât lý trị liệu

Các liệu pháp vật lý trị liệu có thể giúp giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân, các biện pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng gồm:

  • Điện xâm nhập: Sử dụng dòng điện nhẹ để kích thích các cơ và dây thần kinh, giúp cải thiện chức năng cơ bắp và giảm triệu chứng co cứng
  • Xoa bóp: Xoa bóp nhẹ nhàng và kỹ thuật để giảm căng thẳng cơ bắp, tăng cường tuần hoàn máu và giảm đau
  • Nhiệt trị liệu: Sử dụng nhiệt độ để làm giãn cơ và mô liên kết, giảm triệu chứng co cứng và tăng cường sự linh hoạt

Phẫu thuật

Trường hợp người bệnh bị xơ cứng bì toàn thể quá nặng tổn thương nghiêm trọng đến các hệ cơ quan khác sẽ cần can thiệp phẫu thuật, cụ thể:

  • Phẫu thuật cắt bỏ tổn thương: Trong trường hợp xơ cứng bì toàn thể gây ra tổn thương lớn ảnh hưởng đến chức năng khớp hoặc gây đau đớn nghiêm trọng, phẫu thuật cắt bỏ tổn thương có thể được thực hiện để giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống
  • Phẫu thuật tạo hình dạ dày: Trong trường hợp xơ cứng bì toàn thể gây ra trào ngược dạ dày thực quản, phẫu thuật tạo hình dạ dày có thể được thực hiện để giảm triệu chứng và cải thiện chức năng tiêu hóa
  • Cấy ghép phổi: Đối với những bệnh nhân xơ cứng bì toàn thể có tổn thương phổi nghiêm trọng, cấy ghép phổi có thể được xem là một phương pháp điều trị khả thi để cải thiện chức năng hô hấp

Tóm lại, điều trị xơ cứng bì có thể được tiến hành thông qua việc sử dụng thuốc, chăm sóc da đúng cách và trong một số trường hợp nghiêm trọng phải cần đến phẫu thuật. Tuy nhiên, quyết định về phương pháp điều trị cụ thể nào phù hợp nhất cần được đưa ra sau khi tham khảo ý kiến ​​của các chuyên gia y tế.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết