Đau bụng ở trẻ em được điều trị như thế nào?
Đau bụng ở trẻ em được điều trị như thế nào?
Đau bụng ở trẻ em được điều trị như thế nào?
Đau bụng ở trẻ em được điều trị như thế nào? - Ảnh: BookingCare

Đau bụng ở trẻ em được điều trị như thế nào?

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 10/02/2024 | Cập nhật lần cuối: 04/03/2024
Trước khi điều trị đau bụng cho trẻ cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Phần lớn trẻ em đau bụng được điều trị, chăm sóc tại nhà nhưng cũng có trường hợp cần được điều trị chuyên sâu tại bệnh viện.

Đau bụng ở trẻ em là một vấn đề phổ biến có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như vi khuẩn, virus, tiêu hóa kém, căng thẳng hoặc cảm giác đói. Điều quan trọng là phát hiện và điều trị triệt để để trẻ không phải chịu đau đớn và có thể phục hồi nhanh chóng.

Thông thường, việc điều trị đau bụng ở trẻ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau. Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng và có phương hướng xử trí kịp thời.

Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ

Các nguyên nhân phổ biến gây đau bụng ở trẻ em bao gồm:

  • Táo bón
  • Đau dạ dày
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Viêm dạ dày ruột
  • Ăn quá nhiều
  • Rối loạn tiêu hoá
  • Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm, chẳng hạn như không dung nạp lactose hoặc dị ứng lúa mì
  • Viêm ruột thừa
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Các vấn đề về ruột chẳng hạn như lồng ruột, trong đó một phần ruột chui vào phần khác và gây tắc nghẽn
  • Căng thẳng và lo lắng

Nhiều trường hợp đau bụng ở trẻ có thể được bác sĩ cho điều trị và theo dõi tại nhà, nhiều trường hợp cần được can thiệp y khoa. 

Điều trị đau bụng ở trẻ em

Trước hết để chẩn đoán, bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử cũng như thói quen sinh hoạt, các loại đồ ăn của trẻ để tìm hiểu nguyên nhân gây đau bụng. Với một số trường hợp, có thể cần làm thêm một số xét nghiệm chụp chiếu như xét nghiệm phân, xét nghiệm nước tiểu, nội soi đường tiêu hoá, siêu âm, chụp Xquang, chụp CT scan, chụp MRI…

Việc điều trị đau bụng như thế nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân được bác sĩ chẩn đoán.  

Ví dụ như sỏi thận, có thể cần điều trị chuyên sâu hơn như tán sỏi. Viêm túi mật có thể phải phẫu thuật túi mật. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau tuỳ trường hợp.

Phụ huynh không tự ý dùng thuốc giảm đau cho trẻ tại nhà, tránh việc có thể bị mất triệu chứng, gây khó khăn cho quá trình chẩn đoán của bác sĩ.

Nếu cơn đau bụng của trẻ được xác định không phải là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, trẻ sẽ được tiếp tục điều trị tại nhà. Một số biện pháp hỗ trợ tại nhà mà phụ huynh có thể thực hiện cho trẻ như:

  • Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi, tránh hoạt động đặc biệt là sau khi ăn
  • Cho trẻ uống nhiều nước
  • Cho trẻ uống trà gừng: Uống trà gừng ấm, từng ngụm nhỏ có thể giúp giảm cơn đau bụng
  • Ăn đồ ăn lạt, dễ tiêu: Chuối, cơm trắng, bánh mì,...
  • Tránh thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có chứa caffein hoặc có ga cho đến 48 giờ sau khi tất cả các triệu chứng đã hoàn toàn biến mất
  • Khuyến khích trẻ đi tiêu
  • Chườm ấm vùng bụng
  • Tắm nước ấm

Đau bụng ở trẻ em có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Việc chăm sóc và quan sát kỹ lưỡng sẽ phát hiện kịp thời các triệu chứng bất thường để có phương án điều trị phù hợp giúp trẻ phục hồi nhanh chóng.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare