Đau bụng quanh rốn ở trẻ em có thể do nguyên nhân gì?
Đau bụng quanh rốn ở trẻ em có thể do nguyên nhân gì?
Đau bụng quanh rốn ở trẻ em có thể do nguyên nhân gì? - Ảnh: BookingCare

Đau bụng quanh rốn ở trẻ em có thể do nguyên nhân gì?

Tác giả: - Xuất bản: 03/02/2024 - Cập nhật lần cuối: 04/03/2024
Đau bụng quanh rốn thường được trẻ mô tả nhưng có thể không thực sự chính xác. Cha mẹ có thể tham khảo những nguyên nhân gây đau dưới đây và đưa trẻ đi khám khi cần.

Vùng đau bụng có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây đau ở trẻ. Khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ xác định vùng đau để có thể đưa ra những chẩn đoán ban đầu về lý do gây cơn đau bụng ở trẻ.

Đau quanh rốn có thể là đau ở cơ quan nào? 

Đau bụng quanh rốn có thể xuất phát từ các vấn đề ở giữa hệ thống tiêu hoá.

  • Ruột non
  • Manh tràng
  • Ruột thừa
  • Đại tràng lên, là phần đầu tiên của ruột già hướng lên bụng
  • Phần đầu tiên của đại tràng ngang, hướng ngang qua bụng

Tuy nhiên, đau bụng quanh rốn cũng có thể xuất phát từ các vùng khác mà không nhất thiết là ở các cơ quan vùng bụng giữa. Các tình trạng ảnh hưởng đến phúc mạc thành bụng hoặc các cơ quan hoặc bắt nguồn từ nơi khác trong cơ thể cũng có thể là nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn.

Nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn

Trẻ bị đau quanh rốn có thể do các nguyên nhân dưới đây:

  • Khó tiêu: Là nguyên nhân phổ biến gây đau quanh rốn. Thường do các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc ăn quá nhanh, hoặc cũng có thể do trẻ đang uống loại thuốc nào đó.
  • Táo bón: Táo bón có thể gây đau – thường đột ngột và đau nhói – ở vùng rốn cũng như vùng bụng dưới.
  • Thoát vị: Thoát vị rốn có thể gây ra vết sưng hoặc phồng quanh rốn. Trẻ có thể đau lan từ rốn xuống vùng bụng dưới.
  • Bệnh Crohn: Bệnh viêm mãn tính ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Bệnh có thể gây đau quặn bụng và đau từ nhẹ đến nặng, thường ở vùng giữa bụng đến bụng dưới và rốn. Có thể có triệu chứng khác đi kèm bao gồm tiêu chảy, táo bón, nôn mửa, có máu trong phân, sụt cân và mệt mỏi.
  • Viêm ruột thừa: Khi bị viêm, ruột thừa sưng lên và chứa mủ. Các triệu chứng kèm theo bao gồm sốt, khó tiêu, buồn nôn, đầy hơi, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy và chán ăn.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Thường gây đau bụng dưới và đau vùng chậu. Nếu nhiễm trùng lan ra niệu quản và thận, cơn đau có xuất hiện phía giữa và trên bụng, kể cả rốn. Cơn đau có thể âm ỉ, nhói hoặc kết hợp cả hai.
  • Viêm dạ dày ruột: Có thể do vi khuẩn hoặc virus. Viêm dạ dày ruột có thể gây đau bụng và chuột rút từng đợt, thường đi kèm với buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy nặng. Cơn đau thường dữ dội nhất ở vùng bụng giữa và dưới, trong đó có vùng rốn.
  • Tắc ruột: Có thể gây đau từ rốn xuống bụng dưới.

Khi nào đau bụng là trường hợp khẩn cấp?

Bất kỳ cơn đau bụng kéo dài nào ở trẻ đều nên được bác sĩ thăm khám và kiểm tra tình trạng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, cha mẹ nên đưa trẻ đến khoa cấp cứu của bệnh viện: 

  • Cơn đau bụng khiến trẻ tỉnh giấc: lồng ruột…
  • Nôn ra máu hoặc dịch mật: tắc ruột, viêm loét dạ dày, xoắn ruột…
  • Bỏ ăn, bỏ bú
  • Vàng da hoặc phân nhạt màu: nhiễm trùng đường mật, sỏi mật, u tuỵ…
  • Đau hoặc sưng tinh hoàn: xoắn tinh hoàn, viêm tinh hoàn
  • Sụt cân
  • Cáu gắt
  • Trẻ có biểu hiện nhiễm trùng như sốt, nhịp tim nhanh: viêm phổi, viêm ruột, viêm thận, nhiễm khuẩn máu…
  • Triệu chứng suy hô hấp: Thở nhanh, khó thở do viêm phổi, suyễn, bụng có dịch…
  • Mất nước
  • Có tiền sử chấn thương sọ não gần đây: chấn thương cơ quan trong bụng…

Đau bụng quanh rốn ở trẻ em đôi khi là trường hợp khẩn cấp. Có thể trẻ mô tả không chính xác được vùng đau cụ thể, cha mẹ nên theo dõi thời gian đau và các dấu hiệu kèm theo ở trẻ để đưa trẻ đi khám kịp thời.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết