Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là một vấn đề phổ biến mà nhiều người phải gặp. Đây là triệu chứng cho thấy sự khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày như đứng lên, ngồi xuống hoặc leo cầu thang.
Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống có thể do ngồi sai tư thế hoặc ngồi quá lâu. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tiềm ẩn các bệnh lý về cơ xương khớp như viêm khớp, viêm gân, ...
Theo dõi bài viết này, để tìm hiểu về nguyên nhân và phương pháp điều trị.
Thoái hoá khớp nguyên phát do tuổi tác hoặc thoái hoá khớp sau các chấn thương trong quá khứ. Thoái hóa khớp làm các cấu trúc khớp bị phá vỡ dẫn tới đau đầu gối. Các mô mềm và sụn đệm khớp bị bào mòn, khiến cử động trở nên đau đớn. Nếu không có mô mềm để bảo vệ xương ở đầu gối, đầu gối có thể bị bó cứng tại chỗ hoặc dễ bị chấn thương hơn.
Các chấn thương gối như căng cơ, trật tự hay gân xương có thể gây đau khi người bệnh thực hiện các hoạt động chuyển động.
Viêm khớp hay còn còn gọi là viêm màng hoạt dịch khớp là tình trạng phản ứng của màng khớp với các bệnh lý khác nhau như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, nhiễm khuẩn khớp...
Những loại viêm khớp này có nguyên nhân gốc rễ khác nhau, nhưng đều có cảm giác nóng rát, vặn xoắn, đau nhức hoặc đau như kim châm. Viêm khớp cũng có thể khiến đầu gối bị bó cứng khi đứng lên, ngồi xuống hoặc đau khi cố gắng chịu trọng lượng lên chân đó.
Viêm gân gây kích ứng và viêm một hoặc nhiều gân - các mô dày, dạng sợi gắn cơ với xương. Tình trạng viêm này có thể xảy ra khi có chấn thương ở gân bánh chè. Những người chạy bộ, đi xe đạp và những người tham gia các môn thể thao và hoạt động nhảy có thể bị viêm gân bánh chè.
Bác sĩ có thể kết hợp khám lâm sàng và cận lâm sàng cho người bệnh để xác định tình trạng cũng như nguyên nhân dẫn tới đau đầu gối.
Bác sĩ có thể hỏi về thói quen vận động, người bệnh có va đập vào đâu không. Sờ nắn đầu gối của người bệnh để cảm nhận đầu gối của người bệnh để xác định tình trạng sưng tấy, kích ứng hoặc các vết thương tiềm ẩn. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh đi bộ, duỗi người, ngồi xuống hoặc cúi xuống để quan sát phạm vi chuyển động.
Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu. Các xét nghiệm có thể giúp phân biệt giữa viêm xương khớp với các bệnh tự miễn khác. Xét nghiệm máu cũng loại trừ các bệnh nhiễm trùng, ung thư, bệnh Lyme hoặc các bệnh khác có thể gây đau đầu gối.
Chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể giúp bác sĩ hình dung được tình trạng xương và khớp của người bệnh. Nghiên cứu hình ảnh thường được sử dụng để xác định gãy xương, viêm khớp, chấn thương mô mềm và các vấn đề cấu trúc khác của đầu gối.
Một số biện pháp can thiệp điều trị đau đầu gối bao gồm thay đổi lối sống như:
Chườm lạnh hoặc nóng lên đầu gối có thể giúp giảm đau và sưng khớp. Chườm đá thường được khuyên dùng cho các vết thương và tình trạng viêm mới. Chườm nóng có thể giúp giảm đau liên quan đến cứng khớp và đau mãn tính.
Có nhiều loại thuốc tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh, thuốc chống viêm nhóm NSAIDS có tác dụng cắt đứt phản ứng viêm, thuốc giảm đau Paracetamol có tác dụng giảm đau, thuốc chống thoái hoá kéo dài, canxi.... Tuy nhiên lạm dụng thuốc giảm đau không giúp người bệnh khỏi đau đầu gối mà có thể ảnh hướng đến sức khỏe người bệnh.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau đầu gối, vật lý trị liệu có thể giúp người bệnh khỏi đau đầu gối. Chuyên gia vật lý trị liệu có thể cung cấp các bài tập để tăng cường cơ hỗ trợ đầu gối và các liệu pháp khác, bao gồm kích thích cơ điện tử và siêu âm.
Nẹp đầu gối có thể được sử dụng để hỗ trợ đầu gối khi làm việc hoặc tập thể dục. Miếng lót giày chỉnh hình cũng có thể giúp giảm căng thẳng đầu gối.
Nếu các biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc viêm khớp gối đe dọa khả năng vận động thì bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật. Một số phẫu thuật được đề xuất như:
Các chế phẩm tiêm vào khớp có thể là chống viêm, chất nhờn nhân tạo, huyết tương giàu tiểu cầu. Tiêm thuốc là một phương pháp điều trị đau khớp gối khá phổ biến. Bác sĩ có thể tiêm thuốc trực tiếp vào khớp gối của bệnh nhân với các loại thuốc hoặc các chất khác nhau.
Người bệnh khi gặp các vấn đề sau cần đến thăm khám với bác sĩ cơ xương khớp sớm nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.