Dấu hiệu nhận biết Trầm cảm sau sinh

Sản phẩm của BookingCare
Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
Xuất bản: 14/10/2020, Cập nhật lần cuối: 04/04/2023

Trầm cảm sau sinh nếu được phát hiện và can thiệp sớm sẽ có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại hậu quả. Khi có những biểu hiện dưới đây, hãy chia sẻ với người thân và tìm kiếm sự hỗ trợ của Bác sĩ chuyên khoa Tâm bệnh càng sớm càng tốt. Bác sĩ Chuyên khoa Sức khỏe tâm thần Nguyễn Hữu Lợi sẽ chia sẻ thêm trong bài viết dưới đây.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là một rối loạn cảm xúc được đặc trưng bởi sự giảm khí sắc, giảm quan tâm thích thú trong mọi việc kể cả việc chăm sóc con, xảy ra trong thời kỳ hậu sản được tính từ lúc mới sinh đến tuần thứ 6. Trầm cảm sau sinh cần được thăm khám và điều trị sớm dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Trầm cảm gặp tương đối phổ biến trong thời kỳ sau sinh, và là một rối loạn cảm xúc nghiêm trọng ảnh hưởng đến một số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, ở mọi nền văn hóa không phân biệt tầng lớp kinh tế xã hội, trình độ giáo dục hay chủng tộc. Trầm cảm sau sinh có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe của người mẹ, cũng như mối quan hệ của người mẹ với các thành viên trong gia đình.

Mặt khác nó còn làm giảm sự gắn kết giữa người mẹ và đứa trẻ, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, cảm xúc, tâm lý, hành vi cũng như trí tuệ của trẻ sau này. Nặng hơn nữa người mẹ có thể có hành vi hủy hoại bản thân và trẻ sơ sinh. Điều này ngoài gây hậu quả xấu cho sức khỏe của người mẹ còn ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển thể chất, tình cảm, ngôn ngữ, hành vi... của trẻ sau này.

Nội dung bài viết dưới đây, Ths.Bs. Nguyễn Hữu Lợi sẽ cung cấp và chia sẻ thêm các thông tin về trầm cảm sau sinh để bạn đọc tham khảo.

THÔNG TIN THẠC SĨ, BÁC SĨ NGUYỄN HỮU LỢI

  • Bác sĩ Điều trị tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ương (2015 - nay)
  • Thạc sĩ Y học Chuyên ngành Tâm thần, Đại học Y Hà Nội 

Các yếu tố liên quan Rối loạn trầm cảm sau sinh

Những chị em có một số đặc điểm sau sẽ có nguy cơ cao mắc trầm cảm sau sinh hơn những người khác: 

  • Tiền sử bị trầm cảm sau sinh trước đó, nguy cơ lặp lại là 50%
  • Tiền sử mắc một giai đoạn trầm cảm, nguy cơ trầm cảm sau sinh là 25%
  • Sang chấn tâm lý trước và trong quá trình mang thai:  mang thai ngoài ý muốn, mang thai khi còn quá trẻ, mẹ không đủ khả năng nuôi con...
  • Thiếu sự hỗ trợ, giúp đỡ, đồng cảm chia sẻ của người thân, đặc biệt là người chồng
  • Mâu thuẫn vợ chồng, mâu thuẫn với gia đình
  • Trẻ quấy khóc nhiều, ăn kém, mắc bệnh lý mạn tính...

Xem thêm 

Trầm cảm sau sinh là một rối loạn cảm xúc xảy ra sau khi sinh đẻ
Trầm cảm sau sinh là một rối loạn cảm xúc xảy ra sau khi sinh đẻ - Ảnh: beyeu

Biểu hiện (triệu chứng) nhận biết trầm cảm sau sinh 

Trầm cảm sau sinh thường khó phát hiện vì một số biểu hiện dễ nhầm lẫn với những rối loạn trong thời kỳ hậu sản.

Trầm cảm sau sinh nếu được phát hiện và can thiệp sớm sẽ có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng. Chính vì vậy, khi bạn có những biểu hiện dưới đây, hãy chia sẻ với người thân, tìm tới các cơ sở y tế chuyên khoa Tâm thần uy tín để được khám và điều trị kịp thời. 

  • Mất mọi quan tâm thích thú với các hoạt động yêu thích trước đây, thờ ơ, không muốn quan tâm đến con.
  • Thiếu năng lượng, luôn luôn cảm thấy mệt mỏi
  • Giảm hoặc mất lòng tự tin, cho rằng mình không đủ khả năng để chăm sóc con, mình không phải là một người mẹ tốt.
  • Ăn uống kém, không thấy ngon miệng.
  • Rối loạn giấc ngủ, khó đi vào giấc, dễ tỉnh giấc bởi các tác động từ môi trường xung quanh. Sau khi dậy cho con bú thì không thể ngủ lại được dù rất mệt mỏi.
  • Có suy nghĩ mình kém cỏi, không xứng đáng làm mẹ. Nghĩ đến việc tự sát và làm hại con để giải thoát.

Chẩn đoán phân biệt

Buồn sau sinh (Baby blues)Trầm cảm sau sinh
  • 80% phụ nữ sau sinh trải qua giai đoạn này.
  • Kéo dài 3-5 ngày, có thể tự hết không điều trị.
  • Biểu hiện lâm sàng: thay đổi cảm xúc, dễ xúc động, dễ khóc, cảm giác lo âu, cảm giác choáng ngợp.
 
  • 10-15% phụ nữ sau sinh có biểu hiện trầm cảm.
  • Thường xảy ra khoảng vài tuần ngay sau sinh, với biểu hiện như trên.
  • Buồn chán, đau khổ phần lớn thời gian trong ngày, phần lớn số ngày trong tuần.

Tình trạng thiếu máu

Biểu hiện mệt mỏi, hay đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ăn uống kém, ngủ kém, da xanh, niêm mạc nhợt… Xét nghiệm công thức máu giúp chẩn đoán phân biệt. 

Hội chứng Sheehan (suy thùy trước tuyến yên)

Biểu hiện lâm sàng giống như một giai đoạn trầm cảm điển hình. Nguyên nhân do người bệnh mất máu cấp với một lượng máu lớn trong cuộc đẻ. Do mất máu nhiều dẫn tới máu cung cấp cho não bị suy giảm kết quả làm tổn thương tuyến yên. Khi tuyến yên bị suy dẫn tới suy giảm hàng loạt chức năng của các tuyến nội tiết khác như tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục…

Ngoài các triệu chứng mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ kém, suy giảm nhận thức, giảm tập trung chú ý … người bệnh còn có biểu hiện không có sữa, teo dần bộ phận sinh dục ngoài, da lạnh, táo bón, phù niêm, nhịp tim chậm… Các xét nghiệm như công thức máu, hormon sinh dục, tuyến giáp… giúp chẩn đoán phân biệt

Hậu quả của Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh (TCSS) không chỉ gây hậu quả cho chính bản thân người bệnh, ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng cũng như mối quan hệ với các thành viên trong gia đình mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đứa trẻ. TCSS nếu không được phát hiện và điều trị thì có thể kéo dài nhiều tháng thậm chí hàng năm và rất dễ trở thành mạn tính, nguy cơ tái phát cao có hoặc không liên quan đến thời kỳ sinh đẻ.  

Bên cạnh những ảnh hưởng đến người mẹ, TCSS còn ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. TCSS ảnh hưởng đến sự tương tác giữa mẹ và con. Các giác quan của trẻ ngay từ 3 tháng tuổi thậm chí sớm hơn đã bắt đầu hoàn thiện. Đây là giai đoạn khởi đầu cho kỹ năng giao tiếp của trẻ.

Tuy nhiên, các bà mẹ bị TCSS thường biểu hiện thái độ thờ ơ, lãnh đạm, đôi khi là khó chịu, thù địch với trẻ. Họ ít tham gia vào chăm sóc trẻ, đùa chơi với trẻ, ít biểu lộ cảm xúc. Thiếu sự tương tác của người mẹ ảnh hưởng đến đến sự phát triển nhận thức, kỹ năng giao tiếp của trẻ.

Một số nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ sơ sinh của các bà mẹ bị TCSS thường ít biểu cảm ngôn ngữ hơn và chức năng nhận thức ngôn ngữ cũng kém hơn, trẻ kém linh hoạt hơn so với những trẻ khác. Mặt khác, một số nghiên cứu còn cho thấy các bà mẹ TCSS thường dừng việc cho trẻ bú sữa mẹ vào tuần thứ 4 đến tuần thứ 16 sau sinh.

Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của TCSS lên sự phát triển của trẻ ở các nước phát triển cho thấy những đứa trẻ của các bà mẹ bị TCSS có nguy cơ bị thiếu cân, còi cọc nhiều hơn gấp 1,5 lần các trẻ khác. Nguy hiểm hơn một số bà mẹ bị trầm cảm nặng có thể  có hành vi hủy hoại bản thân và trẻ sơ sinh.

Xem thêm 

Khi có một số triệu chứng, dấu hiện nghi ngờ trầm cảm sau sinh, bạn nên đi khám và tư vấn bác sĩ Tâm bệnh sớm. Tránh để bệnh tiến triển nặng, có thể để lại hậu quả đáng buồn về sau. 

Nội dung chuyên môn bài viết trên đây được chia sẻ bởi bác sĩ Chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần - Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hữu Lợi.

 
 

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Bác sĩ, chuyên gia khám, tư vấn trầm cảm tại Hà Nội. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Đặt khám tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video

Sau đây là một số bác sĩ giỏi chuyên Khám, tư vấn trầm cảm từ xa. Bệnh nhân có thể đặt lịch ngay tại đây để được tư vấn

Tài liệu tham khảo
1. https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/nhan-biet-som-chung-tram-cam-sau-sinh/
2. https://www.maihuong.gov.vn/vi/tram-cam/bieu-hien-lam-sang-cua-tram-cam-sau-sinh.html
Lưu ý khi sử dụng

Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.

Đội ngũ BookingCare
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/