Đau khớp gối ở người trẻ: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Tác giả: - Xuất bản: 11/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 11/12/2023
Đau khớp gối ở người trẻ: nguyên nhân và phương pháp điều trị
Đau khớp gối ở người trẻ: nguyên nhân và phương pháp điều trị - Ảnh: BookingCare
Hầu hết các cơn đau đầu gối ở người trẻ có thể được kiểm soát và hồi phục nhanh chóng. Theo dõi bài viết để có thêm thông tin về nguyên nhân và phương pháp điều trị đau khớp gối ở người trẻ.

Đau khớp gối ở người trẻ xảy ra với những người dưới 35 tuổi thường xuyên tham gia hoạt động thể thao, làm công việc tải trọng lớn hoặc dành nhiều thời gian trong tư thế ngồi. Vấn đề này không gây khó chịu và giới hạn hoạt động hàng ngày, nhưng vẫn có thể dẫn đến các vấn đề lâu dài nếu không được chăm sóc đúng cách.

Theo dõi bài viết để có thêm thông tin về nguyên nhân và phương pháp điều trị đau khớp gối ở người trẻ.

Nguyên nhân đau đầu gối ở người trẻ

Đau đầu gối do tác động cơ học xảy ra khi xương bánh chè của người trẻ bị kéo ra khỏi rãnh do áp lực tăng lên. Tăng áp lực lên khớp gối là do:

  • Xoay hông bất thường do mất cân bằng sức mạnh cơ bắp và tính linh hoạt quanh hông.
  • Tính linh hoạt kém của cơ đùi, nơi hỗ trợ khớp gối. Cơ đùi yếu hoặc căng cứng.
  • Sử dụng đầu gối quá mức do gập đầu gối nhiều lần trong khi chạy, nhảy và các hoạt động khác.
  • Các vấn đề về căn chỉnh, chẳng hạn như xương bánh chè không được căn chỉnh chính xác trong đầu gối hoặc bàn chân bẹt, làm thay đổi dáng đi bình thường.

Đau đầu gối do chấn thương như:

  • Rách sụn chêm : Rách sụn giữa xương chân trên (xương đùi) và xương chân dưới (xương chày).
  • Chấn thương dây chằng: Đây là những chấn thương ở dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên và dây chằng bên trong.
  • Viêm gân: Gân bị viêm hoặc bị kích thích do chấn thương. Gân đầu gối bao gồm gân cơ tứ đầu (nối cơ đùi trước với xương bánh chè) và gân bánh chè (nối xương bánh chè với xương chày).
  • Viêm bao hoạt dịch: Sưng một trong các túi dịch ở đầu gối, có tác dụng đệm đầu gối.
  • Trật khớp xương bánh chè. Đây là vị trí lệch vị trí của xương bánh chè.

Các bệnh lý cơ xương khớp có thể ảnh hưởng đến đầu gối của người trẻ bao gồm:

  • Bệnh Osgood-Schlatter (Viêm lồi củ trước xương chày): do chấn thương bởi sự kéo giãn quá mức của gân xương bánh chè tại điểm bám của nó vào đầu xương không chắc chắn ở trẻ em, dẫn tới gãy xương vi mô. Triệu chứng của bệnh là đau, sưng và căng vùng phía trên lồi củ chày tại vị trí bám vào của gân xương bánh chè. 
  • Viêm điểm bám gân lồi củ trước xương chày: Đau khớp gối do viêm gân bánh chè ở trẻ em hoạt động nhiều là do một hội chứng vận động quá mức thường xảy ra đối với người trượt ván và người chơi bóng rổ hoặc bóng chuyền. Nó thường gặp ở trẻ em từ 10 đến 13 tuổi.
  • Viêm cột sống dính khớp1: Đây là bệnh viêm khớp dạng thấp, gây đau, sưng, cứng và mất khả năng vận động ở các khớp, có thể bao gồm cả đầu gối.
  • Viêm xương sụn bóc tách : Đây là tình trạng tách một phần sụn khớp và xương ngay bên dưới nó khỏi phần còn lại của xương. Đối với đầu gối, tình trạng này có thể xảy ra ở phần trên cùng của xương đùi (xương đùi) được gọi là lồi cầu xương đùi trong.

Đau khớp gối ở người trẻ được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và có thể yêu cầu người bệnh làm thêm một số chỉ định cận lâm sàng khác để kiểm tra xương và các mô gân, dây chằng.

  • Có thể làm một số xét nghiệm đặc biệt như HLA B27, RF nếu nghi ngờ các bệnh lý khớp hệ thống
  • Chụp X-quang
  • Chụp CT
  • Chụp MRI

Điều trị đau khớp gối ở người trẻ

Phương pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn tới đau khớp gối ở người trẻ. 

Thay đổi lối sống, sinh hoạt

  • Nghỉ ngơi: Người bệnh nên nghỉ một thời gian khỏi hoạt động gây ra cơn đau để các mô được lành lại.
  • Nâng cao đầu gối để giảm sưng.
  • Giảm cân nếu thừa cân. Béo phì, thừa cân gây căng thẳng cho khớp gối.
  • Nên có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, các thực phẩm giàu vitamin C, E và canxi.
  • Nên uống nhiều nước mỗi ngày vì nước chiếm 70% thành phần của sụn và giúp hoạt động của khớp được trơn tru hơn.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
  • Hạn chế làm những việc, mang vác đồ quá nặng.

Chườm lạnh hoặc chườm nóng

Chườm lạnh hoặc nóng lên đầu gối có thể giúp giảm đau và sưng khớp. Chườm lạnh thường được dùng cho các vết thương và tình trạng viêm mới. Chườm nóng có thể giúp giảm đau liên quan đến cứng khớp và đau mãn tính.

Sử dụng nẹp hoặc dụng cụ chỉnh hình

Sử dụng nẹp hoặc dụng cụ chỉnh hình theo hướng dẫn để hạn chế tổn thương khớp gối.

sử dụng nẹp để hạn chế tổn thương đầu gối
Sử dụng nẹp đầu gối để hạn chế tổn thương khớp gối - Ảnh: Canva.com

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị bằng cách sử dụng các kỹ thuật vật lý như nhiệt, áp suất, ánh sáng và âm thanh để giảm đau và cải thiện chức năng. Các kỹ thuật vật lý trị liệu có thể giúp giảm đau và cải thiện chức năng khớp gối ở người trẻ. 

Dùng thuốc

Người bệnh có thể dùng thuốc chống viêm để giảm đau, giảm sưng. Tùy vào từng nguyên nhân và tình trạng bệnh bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp.

Tiêm chống viêm

Điều trị tiêm chống viêm tại chỗ nếu không đáp ứng với các phương pháp trên.

Phẫu thuật

Các chấn thương điều trị nội khoa không có kết quả tốt bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Một số phẫu thuật như:

  • Phẫu thuật nội soi khớp.
  • Phẫu thuật thay thế một phần đầu gối.
  • Thay toàn bộ đầu gối.
  • Phẫu thuật chỉnh hình xương.

Hầu hết các cơn đau đầu gối ở thanh thiếu niên có thể được kiểm soát bằng các phương pháp điều trị đơn giản. Tuy nhiên, nhiều vết rách mô mềm và gãy xương cần phải phẫu thuật. Hầu hết thanh thiếu niên sẽ hồi phục mà không gặp vấn đề gì lâu dài nếu tuân theo kế hoạch điều trị của bác sĩ. 

Đến thăm khám với bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau:

  • Cơn đau đã kéo dài hơn hai tuần hoặc bất cứ lúc nào mức độ đau tăng lên.
  • Đầu gối đỏ, sưng tấy.
  • Đi khập khiễng.
  • Đau đầu gối trong khi hoạt động hay sau khi hoạt động.