Khi gặp trường hợp dị vật mắc lại trên đường thở, người bệnh cần được sơ cứu kịp thời và nhanh chóng đưa tới bệnh viện gần nhất. Trường hợp dị vật đường thở cần phải soi gắp thì nên đưa bệnh nhân đi khám trực tiếp với các bác sĩ Tai Mũi Họng.
Dị vật đường thở là một tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặt biệt ở trẻ em có nguy cơ bỏ quên dị vật, khó chẩn đoán.
Dị vật đường thở, đường ăn là những chất vô cơ hay hữu cơ mắc vào thanh quản, khí quản hoặc phế quản. Hay gặp nhiều nhất là hạt lạc, rồi đến hạt ngô, hạt dưa, hạt na, hạt hồng bì... mẩu xương, vỏ tôm, cua, đốt xương cá, mảnh đồ nhựa, kim, cặp tóc...
Đây là một cấp cứu nội – ngoại khoa, tiên lượng điều trị phụ thuộc vào bản chất dị vật và quá trình điều trị sớm hay muộn. Cho đến hiện nay, nội soi là phương pháp điều trị an toàn và cơ bản nhất.
Dị vật đường thở là những vật mắc lại trên đường thở từ thanh quản đến phế quản phân thùy.
Bất kể dị vật bị mắc là gì, người bệnh cũng tuyệt đối không được chủ quan, cần đi khám Tai Mũi Họng để được xử trí và gắp dị vật ra khỏi đường thở.
Không quá khó để nhận biết tình trạng mắc dị vật đường thở, bạn đọc có thể chú ý một số biểu hiện sau:
Hiện nay, việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào nội soi thanh – khí – phế quản. Nếu ở cơ sở y tế chưa được trang bị thì có thể chẩn đoán dựa vào chụp Xquang. Người bệnh nên nhanh chóng đi khám tại bệnh viện, phòng khám Tai Mũi Họng uy tín.
Phải đảm bảo khai thông đường thở, lấy bỏ dị vật càng sớm càng tốt. Người bệnh cần đến bệnh viện, phòng khám tai mũi họng để được xử trí, cấp cứu kịp thời.
Trong trường hợp ngạt thở, nếu không xử trí ngay bệnh nhân sẽ tử vong.
Khi bệnh nhân có khó thở:
Dị vật ở thanh quản hoặc khí quản: Mở khí quản cấp cứu trước khi chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
Trong mọi trường hợp dị vật đường thở cần phải soi gắp sớm, ít gây nguy hiểm và tai biến khi chưa có các biến chứng như áp xe phổi, xẹp phổi và viêm phổi... Người bệnh nên gặp các bác sĩ Tai Mũi Họng giỏi để tiến hành gắp dị vật đường thở được an toàn nhất.
Trong nhiều trường hợp, sau khi soi gắp dị vật cần tiến hành soi hút mủ hoặc soi rửa phế quản, bơm thuốc kháng sinh, giảm viêm vào phế quản.
Có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra, nó tùy thuộc vào bản chất dị vật, tuổi của bệnh nhân và thời gian được khám điều trị sớm hay muộn:
Một số biến chứng hay gặp là: Tử vong do ngạt thở cấp, viêm phế quản, phế quản phế viêm; Xẹp phổi áp xe phổi, tràn mủ màng phổi do áp xe vỡ vào màng phổi; Tràn khí màng phổi, trung thất; Giãn phế quản do dị vật bỏ quên lâu ngày; Sẹo hẹp thanh quản...
Chú ý: Khi bị dị vật chui vào đường thở không nên cố gắng dùng mẹo, dùng tay để móc ra hoặc vuốt xuôi khi trẻ hóc vì có thể làm dị vật chui sâu vào đường thở khiến tình trạng trở nên nguy hiểm hơn.
Bên cạnh đó, sau khi làm mọi thao tác như trên mà dị vật không bắn ra được thì cần khẩn trương đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để các bác sĩ chuyên khoa tiến hành lấy dị vật, tránh các biến chứng nguy hiểm.