Điểm qua 4 triệu chứng nhược thị phổ biến
Điểm qua 4 triệu chứng nhược thị phổ biến
trieu-chung-nhuoc-thi
Các triệu chứng nhược thị nếu không được nhận biết và theo dõi có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng đến thị lực - ảnh: BookingCare

Điểm qua 4 triệu chứng nhược thị phổ biến

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 19/12/2023 | Cập nhật lần cuối: 03/01/2024
Tìm hiểu về các triệu chứng nhược thị phổ biến và các biến chứng trong bài viết. Việc nhận biết các triệu chứng giúp người bệnh chủ động theo dõi, xử lý và phòng ngừa tốt hơn.

Triệu chứng nhược thị là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo nguy cơ mắc bệnh, nếu không được theo dõi và kiểm soát cụ thể có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến thị lực.

Các triệu chứng phổ biến khi mắc nhược thị

Nguyên nhân gây nhược thị có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau như: tật khúc xạ cao, đục thể thuỷ tinh, sẹo đục giác mạc… gây ra những ảnh hưởng đến thị giác. Khi mắc nhược thị, người bệnh có thể xuất hiện một số dấu hiệu như sau:

Nhìn mờ

Đây là triệu chứng phổ biến và có thể dễ dàng nhận biết. Người bệnh có thể cảm thấy nhìn mờ ở một hoặc hai mắt. Nhìn mờ có thể kèm theo tình trạng mỏi mắt, sụp mi.

Giảm thị lực

Tình trạng giảm thị lực có thể xảy ra ở một mắt hoặc cả hai mắt, dù đã chỉnh kính tối ưu và điều trị khỏi các bệnh lý gây giảm thị lực khác sau khi chỉnh kính.

Ngoài ra, khả năng phối hợp hoạt động giữa hai mắt để tạo ra hình ảnh sinh động trong không gian 3 chiều cũng bị suy giảm. Người bệnh có thể cảm thấy khó quan sát hoặc gặp khó khăn khi định vị trong không gian.

Chênh lệch thị lực hai mắt

Nhược thị có thể gây ra tình trạng chênh lệch thị lực giữa hai mắt. Người bệnh có thể cảm nhận được một bên mắt bị mờ hơn mắt còn lại khi quan sát.

Lác mắt

Nhược thị có thể gây mắt lác. Lác là tình trạng mắt không có khả nặng định thị hoặc định thị ngoại tâm (mắt hướng ra ngoài, không hướng thẳng). Điển hình là việc bệnh nhân đọc từng chữ từng mắt rời rạc dễ dàng hơn khi đọc nguyên hàng chữ.

Chẩn đoán nhược thị

Để chẩn đoán mức độ và nguyên nhân cụ thể của nhược thị, bác sĩ mắt thường thực hiện một số phương pháp như:

  • Các bài kiểm tra thị lực: bao gồm đo tật khúc xạ và khám mắt toàn diện.
  • Thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như siêu âm để phát hiện nguyên nhân, mức độ và khả năng điều trị nhược thị.
  • Dựa vào kết quả thu được sau chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cụ thể về tình trạng mắt, từ đó chỉ định các phương pháp điều trị nhược thị phù hợp.

Các triệu chứng nhược thị có thể gây ra những ảnh hưởng đến thị lực và sinh hoạt, vì vậy bạn đọc cần chú ý theo dõi và thăm khám với bác sĩ để được chỉ định các biện pháp điều trị nhược thị nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết