Bệnh Alzheimer hiện không có thuốc điều trị hoàn toàn, Alzheimer ảnh hưởng đến mặt nhận thức và hành vi người bệnh. Các phương pháp điều trị hiện nay tập trung hạn chế 2 sự ảnh hưởng này đến cơ thể.
Sự cô đơn, cảm giác tủi thân là điều mà người bệnh sợ nhất, họ có thể hờn dỗi, ngồi một chỗ không để ý đến con cháu dù không có chuyện gì xảy ra. Điều họ cần là sự chăm sóc và những mối quan hệ yêu thương chân thành từ người thân và người xung quanh.
Đây là một căn bệnh rất phức tạp và không thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng việc dùng thuốc hoặc biện pháp can thiệp nào khác. Những cách tiếp cận hiện tại tập trung vào việc giúp bệnh nhân ời duy trì chức năng tâm thần, quản lý các triệu chứng hành vi và làm chậm một số biến chứng liên quan, chẳng hạn như mất trí nhớ.
Thuốc kháng men cholinesterase
Hiệu quả của các thuốc ức chế men cholinesterase (ChEIs) như Galantamine, Donepezil và Rivastigmine trong điều trị Alzheimer giai đoạn nhẹ đến trung bình đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu.
Do đó, ChEIs là thuốc được đề nghị sử dụng hàng đầu khi có chẩn đoán Alzheimer (FDA công nhận).
Tuy vậy, thuốc chỉ có tác dụng làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và có hiệu quả cao khi sử dụng ở giai đoạn sớm. Nhóm donepezil và rivastigmine (dán) có nhiều nghiên cứu ghi nhận hiệu quả của thuốc trong điều trị bệnh Alzheimer giai đoạn nặng.
Các thuốc ức chế men cholinesterase: Donepezil, Rivastigmine, miếng dán Rivastigmine. Cần chú ý tác dụng phụ của nhóm thuốc kháng men khi điều trị như mệt mỏi, nôn ói, tiêu chảy, và chậm nhịp tim.
Memantine
Memantine là một chất có ái lực trung bình với thụ thể NMDA, có tác dụng điều hòa dẫn truyền thần kinh. Hiện nay, memantine được FDA công nhận để điều trị Alzheimer giai đoạn trung bình đến nặng (Grade 2B). Liều dùng 10mg hai lần mỗi ngày.
Ginkgo Biloba (EGb761)
Ginkgo Biloba (EGb761) đã được nghiên cứu rất nhiều trong điều trị bệnh Alzheimer. Với kết quả cải thiện chức năng nhận thức, hành vi tâm thần và hoạt động sống hàng ngày trên bệnh nhân Alzheimer (Ihl et al. 2010;Napryeyenko and Borzenko 2007) rõ rệt so với giả dược, đi kèm tác dụng phụ không đáng kể, Ginkgo Biloba (EGb761) đã được World Federation of Societies of Biological Psychiatry (WFSBP) đưa vào trong hướng dẫn điều trị bệnh Alzheimer 2011. Liều khuyến cáo của Ginkgo Biloba (EGb761) là 240mg/ngày.
Các triệu chứng hành vi phổ biến của bệnh Alzheimer bao gồm mất ngủ, đi lang thang, kích động, lo lắng và trở nên nóng tính, hung dữ.
Các thuốc chống loạn thần có các tác dụng phụ quan trọng và có tiềm năng có hại, đặc biệt nhất là nguy cơ đột quỵ tăng, tỷ lệ tử vong tăng, hội chứng Parkinson và suy giảm nhận thức.
Chúng nên được sử dụng một cách thận trọng ở liều thấp, và trong một khoảng thời gian ngắn nhất cần thiết chỉ ở những người có các triệu chứng trung bình đến nặng.
Các liều thấp của các loại thuốc chống loạn thần nên được sử dụng kèm giám sát cẩn thận và các thuốc được kê toa trong một khoảng thời gian tối thiểu cần thiết.
Rèn luyện chức năng nhận thức dưới 3 hình thức: tập luyện nhận thức (cognitive training), phục hồi nhận thức (cognitive rehabilitation) và kích thích nhận thức (cognitive stimulating) là phương pháp rèn luyện phối hợp có giá trị rất cao trong gìn giữ và phục hồi chức năng nhận thức.
Bài viết đề cập đến các phương pháp điều trị bệnh Alzheimer, trước khi điều trị bệnh bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh Alzheimer để tìm ra phương pháp phù hợp với tình trạng mỗi người.